phù hợp, thiếu kinh nghiệm, và thiếu quy trình tuyển lựa, động viên và huấn
luyện cộng với tài năng của chính họ trong việc chỉ đạo hệ thống hai mang.
Nhiệm vụ của SOG không ổn định và lý luận hoạt động không phù hợp.
Các toán biệt kích sẽ làm gì sau khi đã xâm nhập vào miền Bắc? Câu trả lời
của Washington thường là không nhất quán hoặc rõ ràng. Nhiệm vụ của các
toán biệt kích luôn luôn ở trong tình trạng bị đánh giá xem xét lại.
Washington không quyết định dứt khoát họ muốn các toán biệt kích làm gì.
Thay vào đó, họ quan tâm đến khía cạnh tiêu cực của các hoạt động này
nhiều hơn việc làm thế nào để làm suy yếu an ninh nội bộ của miền Bắc.
OPLAN 34 đề ra việc phát triển một phong trào chống đối trong lòng miền
Bắc. Việc này được coi là trọng tâm cho kế hoạch chung, là thành tố chủ
yếu nếu như muốn hoạt động ngầm có được tác động như mong muốn lên
giới lãnh đạo Hà Nội và chính sách của họ đối với miền Nam. Thành lập
phong trào chống đối ở miền Bắc là chìa khoá cho sự thành công. Và đó
chính là những gì tổng thống Kenedy hình dung năm 1961.
Mặc dù vậy, Washington chưa bao giờ sẵn sàng cho phép SOG thực hiện
nhiệm vụ này. Theo một tài liệu tuyệt mật trước đó "như dự định ban đầu,
hoạt động không vận nhằm giúp xây dựng phong trào chống đối ở miền Bắc
qua đó gây sức ép lên chính phủ Hà Nội buộc họ phải san sẻ nguồn lực và
làm giảm nỗ lực ở miền Nam". Tuy nhiên, tài liệu này nói rằng "việc tạo ra
một phong trào chống đối chưa bao giờ được Washington chuẩn y và do đó
hoạt động không vận được tiến hành theo nhiệm vụ rất mù mờ".(
)
Có thể hình dung được sự ngạc nhiên của Russell vào năm 1964 khi biết
được nhiệm vụ xây dựng phong trào chống đối bị từ chối. Ông đã mường
tượng tới việc tổ chức hoạt động du kích ở miền Bắc. Ông hình dung là
mình sẽ được làm những gì mà Hà Nội đang tiến hành ở miền Nam. Phản
ánh sự thất vọng này, Russell nói "tôi không hiểu tại sao, là một đất nước,
sao chúng ta lại có quan điểm mơ hồ về chiến tranh du kích do chúng ta