Cuối cùng, Washington sợ rằng nếu Hà Nội sụp đổ, Trung Quốc sẽ nhảy
vào như trong chiến tranh Triều Tiên. Vào mọi thời điểm Washington đều lo
ngại sự dính líu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mao đang lãnh đạo cách mạng
văn hoá và, nhiều năm sau, Trung Quốc tiếp tục cuộc thanh lọc nội bộ hàng
loạt làm tê liệt hoạt động của chính phủ, kể cả chính sách ngoại giao.
Washington có hiểu được tác động của cuộc cách mạng văn hoá không? Để
hệ thống hai mang thành công, cả người lừa lẫn người bị lừa đều đóng vai
trò quan trọng và Hoa Kỳ chắc chắn đã làm rất tốt vai trò của mình.
THIẾU KINH NGHIỆM TRONG OP34
Trừ Bob Kingston, không một chỉ huy nào của OP34 từng trải qua hoạt
động chỉ đạo biệt kích tại địa bàn bị từ chối. Trái ngược với những gì mà
các nhà vạch chính sách hình dung, hoạt động này không là một phần năng
lực chiến tranh đặc biệt của Lầu Năm Góc. Chương trình học tại Trường
chiến tranh đặc biệt ở Fort Bragg cũng như trong học thuyết quân sự không
có nội dung này.
Ed Partain, chỉ huy trưởng của OP34 từ giữa năm 1964 đến giữa 1965, là
một ví dụ. Ông không phải là chuyên gia trong công việc được giao là leo
thang hoạt động trong lòng miền Bắc. Được khoảng nửa năm, Partain nhận
thấy có những vấn đề nghiêm trọng về nội dung nhiệm vụ, biện pháp cài
cắm và việc huấn luyện người Việt Nam. Ông cũng biết rằng mình hiểu rất
ít về mục tiêu, ở đây là miền Bắc. Vậy tại sao Partain tiếp tục xâm nhập các
toán biệt kích theo đúng cách thức vốn chẳng mang lại kết quả gì? Việc
thiếu kinh nghiệm đã phần nào dẫn đến thái độ không muốn chấp nhận sự
thực.
Thật ra, Partain hầu như không thể làm được gì để thay đổi tình hình. Ông ở
cấp bậc thấp trong hệ thống chỉ huy và có ít kiến thức để xử lý vấn đề.
Partain nhận ra điều này khi "đến gặp và nói chuyện với Russell" về toàn bộ
tình hình. “Tôi đã ở đây được năm, sáu tháng. Tôi thấy chúng ta đang
phung phí thời gian, tiền bạc và sinh mạng. Tại sao chúng ta không làm cái