nha kỹ thuật chiến lược. Họ làm công việc đó thế nào? Lãnh đạo của OP34
không có câu trả lời.
Huấn luyện không phải là vấn đề duy nhất ở trại Long Thành. Còn có cả
những bất cập về an ninh nữa. Điệp viên không được tách riêng sau khi đã
nhận nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc cơ bản của hoạt động loại này. Thậm
chí họ sau đó còn được nghỉ phép. Với mạng lưới tình báo rộng rãi của Việt
Cộng ở khu vực Long Thành, điều đó thật đáng để giật mình.
Với chất lượng tuyển lựa như trên, không có gì ngạc nhiên khi kỷ luật huấn
luyện bị vi phạm ở Long Thành. Nhiều trại viên có "danh tiếng đáng ngờ và
làm nổi lên vấn đề kỷ luật ở trại".(
) Các yếu tố khác cũng góp phần tạo
ra tình hình này: Tổng nha kỹ thuật chiến lược thường sử dụng những lời
hứa hão và một khi người được tuyển biết được nhiệm vụ thực sự thì "tư
tưởng cho rằng đằng nào cũng bị chết làm cho trại viên và một số cán bộ
của trại cho rằng họ cần hưởng thụ khi có cơ hội".(
góp phần làm tăng tỷ lệ trốn trại.
Kỹ năng chỉ đạo hệ thống hai mang của Hà Nội
Hệ thống hai mang mà Hà Nội sử dụng chống SOG cũng giống như các
hoạt động tương tự mà các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng để chống cơ
quan tình báo phương Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Cũng như các
nước cùng hệ thống, miền Bắc chú trọng vấn đề an ninh nội bộ, phản gián
và kiểm soát dân. Đó là quốc gia phản gián. Những nước này quan tâm sâu
sắc đến vấn đề an ninh trong nước. Lực lượng an ninh và tình báo thường
đông đảo và nhiệm vụ của họ là chống lại mọi mối đe doạ an ninh nội bộ.
Trong thuật ngữ tình báo, điều này được gọi là phản gián chủ động, bao
gồm việc xác định, bắt giữ, và vô hiệu hoá phần tử khủng bố, lật đổ, phản
cách mạng, gián điệp, biệt kích. Chính phủ Hà Nội rất coi trọng những vấn
đề này và trên thực tế còn tỏ ra lo ngại thái quá về âm mưu hoạt động gián
điệp và lật đổ.