bản chất, nhiệm vụ của tổ là thu thập, đối chiếu, và phân tích các thông tin
từ các nguồn miền Bắc để có thể cho hiểu biết sâu hơn về yếu điểm tâm lý
của Hà Nội. Harrell tự nhận là trước đó "không được tìm hiểu gì về miền
Bắc và Việt Nam nói chung".(
Một nhiệm vụ khác của tổ nghiên cứu và phân tích là sử dụng chính các
nguồn tin đó để đánh giá tác động của chiến tranh tâm lý đối với miền Bắc.
Tuy nhiên, nhiệm vụ này không bao giờ được thực hiện vì tổ nghiên cứu và
phân tích không nhận được người được huấn luyện về khía cạnh này.
Bản thân tổ thư từ, giấy tớ giả và in ấn đã khép kín trong từng công việc.
Phần in ấn chủ yếu sản xuất các tờ rơi. Trách nhiệm này được giao cho cho
một đơn vị quân đội phối hợp với đối tác Việt Nam cùng sản xuất. Theo
Hardaway, cách làm việc như sau: ông nhận được hướng dẫn về chủ đề cần
phải tuyên truyền và sau đó "tự viết tờ rơi". Tiếp theo, ông "đưa nó đến cho
đối tác để dịch ra tiếng Việt và xem lại để đảm bảo mọi chuyện đều ổn thoả.
Đối tác là người Bắc di cư năm 1954, vì vậy, trong hoạt động in ấn, chúng
tôi quan hệ mật thiết với họ. Mọi thứ đều qua những người này".(
)
Nhưng vì Hardaway không nói được tiếng Việt, ông không có cách nào để
kiểm tra lại sản phẩm sau khi người Nam Việt Nam đã hoàn thành.
Chủ đề chiến tranh tâm lý mà OP39 triển khai thường đan xen với tài liệu
miền Bắc giả mạo. Việc làm giả do chuyên gia CIA thực hiện. CIA thu thập
tài liệu mẫu bắt giữ hoặc thu được qua nhiều nguồn khác nhau. Các chuyên
viên của CIA có thể làm giả tất cả những gì mà miền Bắc có. Những
chuyên gia CIA này không thường trực tại SOG nhưng có được ý tưởng về
tài liệu giả thông qua quan hệ liên lạc với nhân viên CIA trong Bộ phận tâm
lý chiến. Khi tài liệu đã làm xong, chúng được đưa vào lãnh thổ đối phương
bằng nhiều cách, trong đó có hoạt động của SOG tại Lào. Các toán thám
báo sẽ rải các tài liệu này ở nơi đối phương đóng quân hoặc các cơ sở của
quân đội miền Bắc dọc theo con đường mòn.