quân sự. Đó là lĩnh vực được coi là quan trọng và tôi cho rằng, theo một
cách nào đó, đây là một thất bại của hoạt động chiến tranh tâm lý".(
Một số lượng lớn người Việt Nam làm việc cho bộ phận chiến tranh tâm lý
của SOG (OP39) trong đó có nhiều người từ miền Bắc di cư năm 1954. Họ
cung cấp sự hiểu biết về miền Bắc. Họ nắm được các khía cạnh chính trị, xã
hội, văn hoá, cấu trúc, và lịch sử. Họ dịch các tài liệu tuyên truyền sang
ngôn ngữ thích hợp, làm phát thanh viên và cung cấp nhân sự cho hoạt
động của phong trào Gươm thiêng ái quốc.
Cuối cùng, Russell cần một sĩ quan quân đội có kinh nghiệm để phụ trách
bộ phận tâm lý chiến. Trung tá Martin Marden được cử đến. Tương tự như
vị chỉ huy đầu tiên của OP34, Marden là một sĩ quan ưu tú. Nhưng ông có
phải là một chuyên gia chiến tranh tâm lý không? Ông có kinh nghiệm hoạt
động ở địa bàn bị từ chối không? Theo Weisshart, người đã làm việc với
Borden, câu trả lời là "Không, không hơn bất kỳ ai mà tôi biết".(
)
Chỉ có một trong năm sĩ quan quân đội giữ cương vị chỉ huy trưởng của
OP34 là có kiến thức về chiến tranh tâm lý. Marden được thay thế bằng
trung tá Robert Bartelt, một cựu nhân viên của lực lượng đặc biệt. Được coi
là một chỉ huy năng động, Bartelt tham gia Nhóm đặc biệt số 77 năm 1955.
Sự hiểu biết của ông về chiến tranh tâm lý chủ yếu là trong lĩnh vực hoạt
động ngầm. Trung tá Albert Mathwin thay Bartelt tháng 8-1966. Ông không
có kinh nghiệm hoạt động trong chiến tranh tâm lý nhưng đã phục vụ một
nhiệm kỳ tại bộ phận chiến tranh tâm lý của Lầu Năm Góc. Tại sao ông lại
trở thành chỉ huy trưởng OP39? Martin đã kể câu chuyện sau. Ông đã chuẩn
bị nghỉ hưu. Tuy nhiên trước khi nghỉ, ông muốn sang Việt Nam công tác
một nhiệm kỳ. Ông biết việc hình thành SOG, tình nguyện sang công tác và
được chuẩn y. Khi chuẩn bị cho việc lãnh đạo OP39, Mathwin được cử
tham gia một khoá huấn luyện về chiến tranh tâm lý tại Fort Bragg.