Minh, thành lập năm 1368, sau khi đánh thắng quân Mông Cổ đã điều động
một đạo quân khổng lồ xâm lược Việt Nam năm 1406. Sau một năm giao
tranh, Việt Nam bị nhà Minh đô hộ. Ách đô hộ của nhà Minh vô cùng khắc
nghiệt, dẫn đến việc hình thành một phong trào khởi nghĩa Việt Nam. Cuộc
khởi nghĩa này do Lê Lợi, một chủ đất ở vùng Thanh Hoá, lãnh đạo.
Cách Lê Lợi hình thành và tiến hành cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm
chống quân xâm lược là một câu chuyện dài và phức tạp. Cuộc chiến đó
liên quan tới những sáng tạo về quân sự, chính trị và tâm lý. Ví dụ để tạo ra
uy tín và giành sự ủng hộ của nông dân, Lê Lợi đã sử dụng hoạt động tâm
lý mà người Trung Quốc đã từng áp dụng. "Sử dụng mực là mỡ động vật,
Lê Lợi cho viết lên lá cây "Lê Lợi là vua"... khi kiến ăn hết mỡ, dòng chữ
này hiện lên trên lá. Việc này làm cho mọi người tin là ý trời và hàng nghìn
nông dân đi theo Lê Lợi".(
) Lê Lợi sau đó bắt đầu tuyển mộ nông dân
tiến hành khởi nghĩa giành độc lập. Tuy nhiên, do thế nhà Minh rất mạnh,
Lê Lợi phải đi vào hoạt động bí mật.
Lê Lợi nhận ra rằng sẽ là tự sát nếu giao chiến với quân Minh theo cách
thông thường. Kẻ thù quá mạnh. Vì vậy, ông chủ trương sử dụng chiến
thuật du kích. Từ căn cứ ở vùng núi Hà Tĩnh, Lê Lợi tổ chức tấn công bất
ngờ các lực lượng quân Minh ở Việt Nam. Năm 1428, quân Trung Quốc rút
chạy khỏi Việt Nam. Ông lên ngôi vua, lấy tên hiệu Lê Thái Tổ và thành lập
triều Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Lợi được coi là kiến trúc sư của đoàn kết dân
tộc và là vị lãnh đạo không bao giờ nhụt ý chí đánh đuổi quân Minh xâm
lược. Song song với những sự thật lịch sử này, có truyền thuyết về lý do Lê
Lợi đánh thắng quân Minh vốn hùng mạnh hơn nhiều. Và câu chuyện đó
gắn liền với thanh gươm thần mà ông đã sử dụng trong chiến tranh giải
phóng.
Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại quân Minh và lên ngôi vua, Lê Thái
Tổ đóng đô tại Hà Nội. Một hôm, ông đi thuyền trên hồ Lục Thuỷ ở giữa