) Hà Nội không chỉ đạo phong trào giả ở miền Nam mà đó là một
bộ máy tổ chức phát triển đầy đủ. Chiến tranh tâm lý là một yếu tố không
tách rời của chiến lược chung của Hà Nội.
Blackburn đã nêu đúng vấn đề mà các chuyên gia xem xét chương trình
chiến tranh tâm lý đã nhận ra. Cần phải làm thêm điều gì đó nữa nếu muốn
giới lãnh đạo Hà Nội tin rằng họ đang gặp phải sự chống đối nghiêm trọng.
Bắt đầu từ 1967, sau khi đánh giá lại chương trình tâm lý chiến. SACSA và
SOG đã đệ trình nhiều đề xuất tập trung vào yếu tố cốt lõi của OP39: phong
trào Gươm thiêng ái quốc. Để gia cố hình ảnh của SSPL, cần có thêm các
hoạt động bên trong và bên ngoài miền Bắc.
Những đề nghị này bao gồm: thành lập đại diện của SSPL ở miền Nam; đưa
những lời kêu gọi đề nghị Hà Nội chấm dứt chiến tranh mang lại hoà bình
của SSPL ra diễn đàn quốc tế; khuyến khích số ngư dân bị giữ tại đảo Thiên
Đường ở lại và đưa họ về miền Nam phục vụ mục đích tuyên truyền; và cho
SSPL có động thái mở cơ quan đại diện ở Liên hợp quốc.(
đưa SSPL ra sân khấu quốc tế thông qua tổ chức bình phong, SOG có thể
làm tăng độ lo lắng của Hà Nội về một phong trào chống đối có tổ chức.
Nhưng không một sáng kiến nào được Washington chấp nhận.
Đối với các hoạt động bên trong miền Bắc, các kiến nghị bao gồm "bổ sung
thêm nhiều chi tiết vào hoạt đông của SSPL. Ví dụ như tăng cường các bức
điện đài gửi cho các đơn vị ma của SSPL; mở rộng chương trình phát thanh
của Tiếng nói Gươm thiêng ái quốc; thông báo về các hoạt động như các
cuộc gặp của trung ương, chương trình công tác mới và số lượng người gia
nhập SSPL ngày càng tăng". Nhiều nội dung trên đây đã được thực hiện.
Những kiến nghị thay đổi nêu trên có tác dụng làm tăng độ tin cậy của
SSPL nhưng, nếu như được cho phép thực hiện, liệu chúng có tác động đến
việc tiến hành chiến tranh ở miền Nam của Hà Nội không? Vì đó chính là
mục tiêu cuối cùng của Kế hoạch 34A mà chiến tranh tâm lý là một bộ phận