tổ chức chiết trung bao gồm các nhà học giả theo trường phái tả, các vị
tướng bảo thủ, và quan chức nhà nước thuộc đủ các quan điểm chính trị. Họ
hy vọng tìm ra "một con đường thứ ba hoặc giải pháp độc lập" cho Nam
Việt Nam. Các hội viên bao gồm các học giả theo trường phái tự do như
Max Lerner và Arther Schesinger, Jr., lãnh đạo phe xã hội Norman Thomas,
Leo Cherne thuộc Uỷ ban cứu trợ quốc tế, hồng y giáo chủ John Spellman,
tướng William Donovan và Micheal O' Daniel, thẩm phán toà án tối cao
William O. Douglas, viên thống đốc bảo thủ J. Bracken Lee, thượng nghị sĩ
tự do Mike Mansfields và Joseph P. Kenedy, người thân sinh ra Kenedy -
lúc bấy giờ đang là thượng nghị sĩ. Tham gia sinh hoạt còn có đại tá
Lansdale.
Hội những người bạn Việt Nam tin rằng Ngô Đình Diệm là "người theo chủ
nghĩa dân tộc độc lập" và là sự lựa chọn cần thiết để chiến đấu chống cộng
sản. Họ đã tạo ra sự hỗ trợ cho Diệm ở Hoa Kỳ trong những năm cuối của
chính quyền Eisenhower. Sự hỗ trợ này được thể hiện bằng việc tăng cường
viện trợ nước ngoài. Nhưng thật không may, ở miền Nam, Diệm đã không
chứng tỏ được mình là sự lựa chọn tốt hơn so với Việt Cộng. Trên thực tế,
khi Kenedy chuyển vào Nhà Trắng, hiệu quả hoạt động của chính quyền
Diệm đang xấu đi rất nhanh trong khi hoạt động và sức mạnh của Việt Cộng
đang tăng lên. Báo cáo của CIA trong năm 1960 (bắt đầu phản ánh kết luận
là cơ sở chính trị của Diệm đã bị xói mòn nghiêm trọng và Việt Cộng do
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hậu thuẫn đang là mối de doạ sống còn" đối
với sự tồn tại của Nam Việt Nam(
Trên cơ sở những báo cáo này, bản Báo cáo tình báo quốc gia về Việt Nam
tỏ ra rất bi quan. Cáo báo cáo tình báo quốc gia được coi là sản phẩm chủ
yếu của cộng đồng tình báo Mỹ và báo cáo về Việt Nam là tài liệu rất quan
trọng. Những tin tức xấu nêu trong báo cáo ngay sau đó được khẳng định
bởi báo cáo chuyến công tác của Lansdale và Kế hoạch chống nổi loạn ở
Việt Nam do nhóm cố vấn quân sự Mỹ ở Sài Gòn soạn thảo. Trong những
ngày đầu tiên giữ cương vị tổng thống, Kenedy đối mặt với tình hình ảm