quân sự ở Việt Nam. Cố vấn Mỹ bắt đầu có mặt tại Việt Nam để thực hiện
những giải pháp mới của Mc.Namara nhằm đẩy lùi cơn thuỷ triều Việt
Cộng.
Vị tư lệnh MACV, tướng Paul Harkin, tin tưởng rằng sẽ đạt được điều đó
trong năm 1962. Harkin chính là sự lựa chọn của Maxwell Taylor cho vị trí
này. Họ là hai người bạn thân, có quan hệ từ những năm 1940 tại Westpoint
khi cả hai cùng làm việc tại học viện. Khi Taylor là tư lệnh Tập đoàn quân
số 8 ở Triều Tiên, Harkin là tham mưu trưởng của ông. Nhưng Harkin là sự
lựa chọn không phù hợp với loại xung đột đang diễn ra ở Việt Nam. Ông
không hề có kinh nghiệm về bạo loạn và nhân viên được ông chọn ở
MACV cũng chẳng hơn gì (
). Tuy nhiên, Kenedy và Mc.Namara chấp
nhận sự lựa chọn của Taylor.
Đối với chính quyền Kenedy, năm 1962 nhanh chóng bị hai sự kiện lấn át:
cuộc khủng khoảng tên lửa Cu Ba và Lào. Việt Nam tạm bị gác sang một
bên, cho dù cuối cùng thì giải pháp Giơnevơ về Lào có tác động sâu sắc
ngoài dự kiến đối với cuộc xung đột ở Nam Việt Nam. Đối với Hà Nội,
đường Hồ Chí Minh ở Lào mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cuộc
chiến ở miền Nam.
Đối với Bắc Việt Nam, con đường mòn chính là cái mà nhà lý luận quân sự
Carlvon Clausewitz gọi là "trọng tâm trọng lực". Khái niệm này chỉ "trung
tâm của tất cả sức mạnh và chuyển động mà mọi thứ đều phụ thuộc vào đó"
của đối phương. Clausewitz cho rằng nếu một viên tư lệnh có thể xác định
và phá rối "trung tâm trọng lực" thì sẽ làm giảm sút cơ bản khả năng duy trì
chiến tranh của kẻ địch"(
Đường mòn Hồ Chí Minh là hệ thống thông tin và vận tải bao gồm mạng
lưới cung cấp hậu cần, cấu trúc chỉ huy kiểm soát và các vị trí đóng quân
của quân đội Bắc Việt Nam. Về mặt địa lý, con đường này nằm dọc theo
một mạng lưới dầy đặc các tuyến đường lớn nhỏ chạy từ miền Bắc sang