Lào sau đó đến miền Nam. Ngoài ra, con đường còn mở sang Campuchia.
Con đường mòn này là một trong những nhân tố chiến lược chủ yếu cho
phép Hà Nội tiến hành cuộc chiến tranh. Đường mòn tạo ra lợi thế hậu cần
có tính chất quyết định đồng thời giúp nhanh chóng chuyển quân từ những
căn cứ tập kết ở Lào và Campuchia sang các chiến trường ở Nam Việt Nam.
Một trong những nhà địa lý quân sự hàng đầu, John Collins đã nhận xét
“Khi mới được mở vào cuối những năm 1959, đường mòn Hồ Chí Minh
không là cái gì khác ngoài mạng lưới nhằng nhịt các con đường nhỏ dưới
tán rừng rậm rạp. Nam nữ thanh niên xung phong đã cõng những gùi hàng
nặng trĩu dọc theo những con đường mòn này nhưng giới chức cao cấp của
Mỹ và của Nam Việt Nam ở Sài Gòn đã coi thường hoạt động đó vì số
lượng hàng không đáng kể: một chút gạo, một vài khẩu súng ngắn lấy được
từ người Pháp, và vũ khí tự tạo trông như đồ chơi "(
đổi nhanh chóng trong những năm 1960.
Năm 1962 là năm thứ 3 mà Võ Bẩm, một vị tướng Bắc Việt Nam và đơn vị
vận tải 559 tiến hành mở các tuyến đường xâm nhập vào miền Nam. Họ bắt
đầu công việc sau khi Trung ương Đảng có quyết định tháng 5-1959 tăng
cường hoạt động vũ trang ở miền Nam. Đối với tướng Bẩm, đó là niềm
vinh dự lớn khi được giao nhiệm vụ "tổ chức một tuyến đường quân sự đặc
biệt để vận chuyển hàng cho cách mạng miền Nam". 25 năm sau, ông hồi
tưởng lại "chưa bao giờ trong cuộc đời binh nghiệp vốn có rất nhiều các
nhiệm vụ đặc biệt của mình, tôi lại cảm thấy xúc động như lúc ấy. Tôi biết
rằng một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đang chờ đón tôi"(
Cho đến năm 1962, mọi việc diễn ra rất tốt đẹp đối với tưởng Bẩm và đoàn
559. Theo một báo cáo của CIA vào lùa hè năm trước, chỉ riêng trong tháng
6, Hà Nội đã đưa 1.500 lính vào miền Nam. Trong khi con số này rất nhỏ
nhoi so với mấy năm sau đó, nhưng vào tháng 6-1961 nó đã gấp đôi tháng
trước đó. Báo cáo còn bổ sung thêm rằng nếu muốn, Hà Nội có thể dễ dàng
tăng cường việc xâm nhập theo đường mòn(
).