Nga. Sau chiến tranh, Harriman giúp hình thành chính sách ngoại giao của
Mỹ trong những năm đầu của chiến tranh lạnh. Năm 1948, ông được tổng
thống Truman cử làm đại diện chính thức của Mỹ tại châu Âu về kế hoạch
Marshall và năm 1951, đại diện của Mỹ tại NATO.
Trong chính quyền, Harriman nổi tiếng là một người đấu tranh không khoan
nhượng và độc đoán. Người nào mắc phải việc gì đó với ông chắc chắn sẽ
gặp phiền hà lớn. Phương pháp tiến hành đàm phán của ông được nhân viên
mô tả là "tra tấn bằng nước. Ông ta nhắc đi nhắc lại luận điềm của mình cho
đến khi đối phương nhượng bộ". Sau khi quan sát Harriman làm việc, Mac
Bundy gọi ông là "cá sấu ". “Con cá sấu chỉ nằm ườn ở bên bờ sông, mắt
khép hờ, trông như ngái ngủ. Rồi đột nhiên nó nhảy lên ngoạm một miếng”.
Từ đó biệt danh này gắn liền với ông. "Boby Kenedy tặng Harriman một
con cá sấu vàng, còn nhân viên thì tặng một con bằng bạc với dòng chữ đề
tặng: từ những nạn nhân của ngài"(
).
Mặc dù giàu kinh nghiệm ngoại giao, Harriman không có vị trí gì lớn trong
chính quyền mới. Đầu tiên, ông giữ một chức vụ vô thưởng vô phạt là Đại
sứ lưu động, một chức vụ chẳng có quyền hành gì ở Washington. Tháng 10-
1961, Kenedy bổ nhiệm ông là trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề Viễn
Đông. Đây chính là bộ phận bị tác động nặng nề nhất trong thời kỳ
McCarthy. Dẫu sao, Trung Quốc đã bị mất. Khi nhận chức, Harriman mô tả
cơ quan là "một vùng đất hoang... một thảm hoạ đầy những xác chết."(
).
Việc Harriman dính líu vào Lào gần như là ngẫu nhiên. Lào không phải là
vấn đề mà ông quan tâm. Nhưng ông coi việc này là con đường đưa ông trở
lại quyền lực: tổng thống đang muốn có giải pháp đàm phán và Harriman
mang lại điều đó. Ông được ban thưởng bằng việc bổ nhiệm giữ chức thứ
trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị.
Lào ở trong tình trạng phức tạp và rối rắm. Đất nước này giành độc lập từ
người Pháp sau hội nghị Giơnevơ 1954 nhưng ngay sau đó rơi vào cuộc đấu