tranh giành quyền lực giữa Lào cộng sản do Hoàng thân Xuphanuvông lãnh
đạo và chính phủ hoàng gia Lào do Hoàng thân Xuvanna Phuma, người anh
cùng cha khác mẹ với Xuphanuvông. Nhưng cuộc tranh giành này không
dừng lại trong phạm vi gia đình. Hà Nội hậu thuẫn Xuphanuvông, Mỹ giúp
Xuvanna Phuma. Từ 1954-1958, Pathet Lào, vốn chỉ kiểm soát hai tỉnh phía
đông bắc Lào, tìm cách mở rộng thế lực, trong khi chính phủ cố giành lại
những khu vực này. Năm 1959, tình trạng đối địch ngày càng tăng khi phe
cộng sản với sự giúp sức của Hà Nội tấn công một số vị trí tiền tiêu ở đông
bắc Lào.
Từ 1959-1962, xung đột đã trở thành cuộc nội chiến. Giai đoạn này còn
được đánh dấu bởi các cuộc đảo chính liên tiếp trong chính phủ hoàng gia
Lào làm nảy sinh nhóm trung lập do Hoàng thân Xuvanna Phuma lãnh đạo
và nhóm cánh hữu do tướng Phumi Nôxavẳn cầm đầu. Viên tướng này cướp
chính quyền tháng 3-1961, Hoàng thân Phuma chạy sang Campuchia. Đầu
năm 1962, Phuma thành lập căn cứ tại Cánh đồng Chum ở Trung Lào.
Việc tranh giành này đã giúp củng cố vị trí của Pathet Lào và Hà Nội.
Những người theo phái trung lập đã tìm thấy lợi ích khi liên minh với
Pathet Lào. Ngay sau đó, Matxcơva đã nhảy vào cuộc, lấy danh nghĩa công
khai là ủng hộ phe Suvanna Phuma, người đã đề nghị Liên Xô giúp đỡ sau
khi Mỹ ngừng viện trợ cho chính phủ của ông và doạ rút cố vấn quân sự
ngay trước khi Phumi nắm quyền lực. Liên Xô đã lợi dụng lời mời này để
cung cấp viện trợ cho các lực lượng Bắc Việt Nam và Pathet Lào. Phái
trung lập chỉ nhận được những gì còn lại sau khi Bắc Việt Nam và Pathet
Lào lấy đi phần của mình. Số đó chẳng nhiều nhặn gì.
Đó là tình hình khi Harriman vào cuộc. Ông tin Xuvanna Phuma là yếu tố
chủ chốt của một giải pháp đàm phán. Harriman thúc giục cả ba bên chấp
nhận về nguyên tắc thành lập chính phủ hoà giải dân tộc, và tháng 12-1961,
Hội nghị Giơnevơ thông qua bản tuyên bố tạm thời về trung lập. Vấn đề lớn
nhất đối với Harriman, theo David Halberstam trong cuốn "Những người