rằng “98% của vấn đề là ở miền Nam" chứ không phải ở miền Bắc. Bundy
ủng hộ và muốn các nhân viên trên chiến trường bắt đầu triển khai hoạt
động. Nhưng ông cũng yêu cầu toàn bộ chương trình cần được giám sát một
cách chặt chẽ “trong phạm vi chức năng giám sát mọi hoạt động bí mật của
Nhóm đặc biệt 303"(
Sự khác biệt trong đánh giá chính sách ở cấp cao nói trên cũng được thể
hiện ở chỗ các quan chức lãnh đạo có những bảo lưu về một số khía cạnh
cực kỳ quan trọng của Kế hoạch 34A. Tất cả những ý kiến tham gia về việc
triển khai phong trào chống đối vốn được coi là thành tố thiết yếu của Kế
hoạch 34A, đều không được thể hiện trong tờ trình. Đã có những lo ngại
rằng nếu Hoa Kỳ tỏ ra quá mạnh tay trong việc sử dụng hoạt động bí mật
trong lòng miền Bắc, Hà Nội có thể đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam.
Thêm vào đó, Washington cần phải thận trọng để không tiến hành các hoạt
động quá lộ liễu đến mức không phủi tay được. Rồi còn có sự lo lắng về
phản ứng của Trung Quốc nếu hoạt động ngầm của Mỹ bắt đầu gây bất ổn
thực sự ở Bắc Việt Nam. Liệu Trung Quốc có đến giúp Hà Nội và do đó tái
diễn cuộc chiến tranh Triều Tiên không?
Tương tự như vậy, các ý kiến khác nhau về hoạt động bí mật ở Lào chống
đường mòn Hồ Chí Minh cũng không được nêu trong tờ trình. Đã có ý kiến
lo ngại về việc làm đảo lộn hiệp định Hariman. Hoa Kỳ là người trung gian
cho hiệp định, và nếu bị bắt quả tang là người vi phạm, chính quyền sẽ gặp
phải tình huống thật khó xử.
Vào giữa tháng Giêng năm 1964, Lyndon Johnson phê chuẩn kiến nghị của
McCone, Mc.Namara, Rusk, và Bundy được nêu trong báo cáo của Uỷ ban
Krulak. Chương trình hành động của Kế hoạch 34A bao gồm "tổng cộng 72
loại hoạt động và nếu được thực hiện sẽ có 2.962 điệp vụ riêng biệt được
tiến hành trong 12 tháng đầu tiên. Trong số 72 loại hoạt động đó, có 33 loại
được phê duyệt cho thực hiện ở giai đoạn một"(