Bản kế hoạch đặt ra mục tiêu rất tham vọng: "thông qua việc dần gia tăng
áp lực nhằm tạo ra sự trừng phạt ngày càng lớn đối với miền Bắc và tạo ra
sức ép đến mức có thể thuyết phục giới lãnh đạo Hà Nội rằng việc chấm dứt
chính sách gây rối ở miền Nam chính là phục vụ cho lợi ích của họ"(
đạt được mục tiêu trên, các nhà vạch kế hoạch của MACV và CIA kiến
nghị 5 loại hình hoạt động lớn.
Loại hình thứ nhất liên quan đến việc thu thập tình báo về Bắc Việt Nam.
Những tin tức này được thu thập thông qua việc cài cắm điệp viên và thông
qua các biện pháp điện tử, thu tin và viễn thông.
Thứ hai, hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm vào cả hai mục tiêu là giới lãnh
đạo và dân chúng Việt Nam để khai thác tối đa tác động và tạo ra sự chia rẽ.
Theo chỉ đạo của Colby, CIA đã bắt đầu tiến hành một số hoạt động này
vào năm 1963 và Kế hoạch 34A kiến nghị "tiếp tục các chương trình đã
được CIA phê chuẩn" theo hướng "mở rộng các hoạt động này", bao gồm
"việc hỗ trợ một phong trào chống đối (cả thật và giả)"(
).
Dạng thứ ba liên quan đến súc ép chính trị. Dạng này bao gồm các hoạt
động bán quân sự chuyên sâu được vạch ra để làm cho Hà Nội ý thức được
tính nghiêm trọng và giá phải trả cho sự tiếp tục dính líu vào Lào và Nam
Việt Nam. Các hoạt động này bao gồm việc phá hoại các cơ sở kinh tế và an
ninh quan trọng của Bắc Việt Nam. Nếu Hà Nội không bị thuyết phục thì sẽ
có “các hành động trả đũa nặng nề hơn"(
).
Dạng thứ tư trở lại vấn đề thúc đẩy việc hình thành một phong trào chống
đối. Hoạt động này được coi là khía cạnh chủ chốt của kế hoạch được đề ra:
"Điều được mọi người thừa nhận là sự phát triển thành công của một phong
trào chống đối ở Bắc Việt Nam với tư cách là một bộ phận không tách rời
của Kế hoạch 34A có thể mang lại sức ép hữu hiệu đối với Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, buộc giới lãnh đạo Hà Nội phải đánh giá lại và chấm dứt
chính sách xâm lược của họ"(