năng khiếu ngoại ngữ và kinh nghiệm tình báo có được từ lính thuỷ đánh bộ
và CIA.
Sự lựa chọn Owen và Munson minh hoạ cho sự khó khăn mà SOG gặp phải
trong việc tìm ra đúng người cần thiết. Khi được hỏi liệu các sĩ quan hải
quân trong bộ phận cố vấn hải quân có kinh nghiệm gì về hoạt động bí mật
không, Munson nhớ lại: "Tôi không tìm thấy ai có bất cứ kinh nghiệm gì
phù hợp với nhiệm vụ của SOG". Munson nhớ Jack Owen đã từng nói "Quỷ
tha ma bắt, tôi chỉ huy tàu khu trục, tôi có biết quái gì về kiểu hoạt động
này đâu”. Owen đã rất thành thực khi thừa nhận "tôi thật sự không biết
những chi tiết, nhưng chúng ta là người chịu trách nhiệm, vậy hãy làm tất
cả những gì bạn có thể"(
Tương tự như OP34, nhiệm vụ của OP37 thường xuyên thay đổi trong giai
đoạn 1964-1969. Trong khoảng thời gian này, nhiều hoạt động khác nhau đã
được tiến hành. Hoạt động ngầm trên biển bao gồm: các cuộc tập kích trên
biển với sự yểm trợ của không quân như: phá hoại, bắt giữ cán bộ Bắc Việt
Nam, dùng tàu nhanh bắn phá các mục tiêu trên bờ, ngăn chặn và phục kích
các tàu vận tải của miền Bắc cho miền Nam, phân phát hàng chiến tranh
tâm lý, bắt cóc công dân miền Bắc mà chủ yếu là ngư dân để phục vụ
chương trình chiến tranh tâm lý, tung các toán gián điệp và biệt kích qua
đường biển và thu thập tin tức tình báo ven biển.
Nhiệm vụ của các điệp vụ trong từng giai đoạn phụ thuộc vào quyết định
của Washington. Ở tầm chính sách thường xuyên có sự xem xét lại và thay
đổi nhiệm vụ của hoạt động trên biển. Sự quan tâm của các nhà vạch chính
sách đối với các hoạt động ngầm trên biển đã có từ những ngày đầu thành
lập SOG mà lý do chính là sự kiện các tàu nhanh của OP37 dính líu vào sự
kiện Vịnh Bắc Bộ nổi tiếng tháng 8-1964.
Trong nội bộ bộ phận cố vấn, nhóm nghiệp vụ và huấn luyện vạch kế hoạch
và thực hiện toàn bộ các phi vụ hoạt động ngầm trên biển chống lại miền
Bắc sau khi đã được Washington bật đèn xanh. Nhóm thám báo và lực