lượng đặc biệt của hải quân (SEAL), bao gồm một đơn vị SEAL của hải
quân và các nhân viên thám báo, đã huấn luyện các toán biệt kích Việt Nam
về hoạt động ven biển dọc theo bờ biển miền Bắc. Nhóm này hỗ trợ và cố
vấn cho các thuỷ thủ Việt Nam về chiến thuật, sử dụng vũ khí, xác định
phương hướng và hoạt động trên các tàu tốc độ cao mang tên "Nasty".
Những thuỷ thủ này chịu trách nhiệm trực tiếp tiến hành các hoạt động
trong lãnh hải miền Bắc.
Các nhân viên Mỹ không được phép tham gia bất kỳ hoạt động nào của
OP37. Chỉ có nhân viên người Việt dưới sự điều hành của cơ quan an ninh
bờ biển trực thuộc Tổng nha kỹ thuật chiến lược được phép Bắc tiến. Cơ
quan an ninh bờ biển là đối tác Việt Nam của Nhóm cố vấn hải quân.
CHIẾN TRANH TÂM LÝ
Nhiệm vụ trọng yếu thứ ba của SOG là chiến tranh tâm lý chống lại miền
Bắc. Hoạt động này được gọi là tuyên truyền "đen" vì các thông tin và hoạt
động được gán cho các nguồn thông tin không tồn tại hoặc bị bóp méo. Nói
một cách khác, đối tượng nghe, trong trường hợp này là giới lãnh đạo và
nhân dân của miền Bắc, sẽ cho rằng các nguồn thông tin đó không phải từ
Hoa Kỳ mà là từ nơi khác.
Chiến tranh tâm lý thường mang vẻ bí hiểm về thủ đoạn và mục đích hoạt
động. Chiến tranh tâm lý là một khía cạnh kinh điển của thủ đoạn tình báo.
Tôn Tử, nhà chiến lược quân sự cổ xưa của Trung Quốc, rất coi trọng sự
đóng góp của chiến tranh tâm lý trong việc giành thắng lợi không cần dùng
bạo lực hoặc với bạo lực ít nhất. Tuy nhiên điều này nói thì dễ mà làm thì
khó. Chiến tranh tâm lý có rất nhiều điểm chung với việc nghi binh và là
một trong những thuật ngữ của thời chiến tranh lạnh gợi lại những hình ảnh
về mánh khoé khéo léo của đối phương. Có những người tin rằng chiến
tranh tâm lý có thể thay thế một cách có hiệu quả cho chiến đấu.