đằng sau bức màn sắt Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những người dân đó sẽ
làm gì với những thông tin, kiến thức có được từ đài. Theo chính sách của
Hoa Kỳ thì ít nhất họ không được khuyến khích có hành vi bạo lực chống
lại chính phủ của họ. Hay nói cách khác, thông qua đài phát thanh họ biết
được sự thật nhưng sự thật đó không nhằm kích động họ có hành động giải
phóng cho mình bằng bạo lực. Thay vào đó, theo Meyer, đài phát thanh góp
phần "cải thiện từng ít một khả năng thay đổi dần theo hướng xã hội cởi mở
hơn"(
2
). Các nhà vạch chính sách Hoa Kỳ đã vạch ra ranh giới giữa tiến
trình chính trị và cách mạng. Đó chính là ranh giới mà người Hungary
không nhận ra hoặc không muốn chấp nhận năm 1956 khi họ cố tự giải
phóng mình. Hoa Kỳ, trong một hành động đáng ngạc nhiên, đã từ chối trợ
giúp và đứng ngoài khi cuộc cách mạng ở Hungary bị đàn áp.
Khi CIA tham gia chiến tranh tâm lý, giới quân sự chính thống lại xem nhẹ
cái gọi là hoạt động tâm lý chiến này. Hoạt động này liệu có thể làm được
gì? Các chuyên gia hoạt động tâm lý chiến thường bị các sĩ quan chiến đấu
coi thường. Chỉ nói suông với kẻ địch thì chẳng đạt được gì cả. Tốt hơn cả
là bỏ hẳn hoạt động này để tái đầu tư nguồn lực vào tàu chiến và xe bọc
thép mới. Không giống như những người cộng sản, Lầu Năm Góc không
coi chiến tranh tâm lý là một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh
nói chung.
SOG kế thừa chương trình chiến tranh tâm lý từ CIA. Kiến trúc sư của CIA
về chương trình này là Herb Weisshart. Xuất phát từ kinh nghiệm bản thân
khi hoạt động tại Triều Tiên và Trung Quốc, Weisshart triển khai một
chương trình "tờ rơi, gói quà rải qua đường không, chương trình phát thanh
tâm lý, những bước triển khai bước đầu của một phong trào chống đối giả
mạo và hoạt động trên biển sử dụng các tàu nhỏ cho chiến tranh tâm lý”,
Weisshart khái quát hoá nỗ lực này là "một hoạt động có ngân sách nhỏ
nhoi", quả là lời đánh giá chính xác(