Việc nghiên cứu kỹ hơn cho thấy chiến tranh tâm lý không phải là điều thần
kỳ như vậy. Người ta cho rằng những người cộng sản là bậc thầy về mặt
này, và thực ra nhận định này cũng có một phần sự thật. Một nghiên cứu có
tính kinh điển về chiến tranh tâm lý trong những năm 1950 - Cuốn sách về
các tình huống chiến tranh tâm lý - chỉ rõ là "khái niệm về chiến tranh tâm
lý của Liên Xô không có gì bí hiểm. Nó được coi là một vũ khí tổ chức chứ
không chỉ là vũ khí bằng lời. Với những người cộng sản, không có sự phân
biệt rõ ràng giữa lời nói và việc làm"(
Chiến tranh tâm lý là một thành tố quan trọng của chiến lược chung được
Đảng Cộng sản Việt Nam áp dụng chống Pháp và Mỹ, những kẻ thù đầy
sức mạnh mà Việt Nam phải đối đầu từ 1946-1973. Hồ Chí Minh và các
đồng chí của ông tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý mạnh mẽ trên
thế giới và trong lòng nước Pháp và Hoa Kỳ. Chiến tranh tâm lý được sử
dụng để cô lập Pháp và sau đó là Hoa Kỳ về mặt quốc tế và xói mòn sự gắn
kết chính trị trong nước.
Hoa Kỳ mới chỉ trải nghiệm chiến tranh tâm lý trong chiến tranh thế giới
thứ hai và chưa bao giờ thực sự làm chủ nó. CIA chỉ đạo các chiến dịch
tuyên truyền chống các địa bàn bị từ chối thuộc khối Liên Xô, nhưng mục
tiêu chiến lược của những hoạt động này không mấy khi rõ ràng. Một ví dụ
cụ thể là Đài phát thanh châu Âu tự do và Đài phát thanh tự do, cả hai đều
do CIA chỉ đạo sau khi được nhận bàn giao từ Quốc hội. Mục tiêu của các
đài này là chuyển tải thông tin tới những người bị giam cầm sau "bức màn
sắt”. Theo cựu nhân viên CIA Cord Meyer, người phụ trách hai đài phát
thanh trong những năm 1950, "thành công của chúng tuỳ thuộc vào việc
quyết định tạo ra tin tức khách quan và chính xác trong phạm vi có thể và
tập trung đưa tin về các diễn biến nội bộ của khối Liên Xô mà Đài tiếng nói
Hoa Kỳ hoặc BBC không thể đưa tin" (
Theo những người trốn ra từ những địa bàn này, CIA dường như đã đạt
được mục đích trên. Đài phát thanh đã thành nguồn tin tức cho những người