Mặc dù CIA chuyển giao chiến tranh tâm lý từ năm 1964, đây là một bộ
phận còn giữ được nguyên vẹn của SOG. Weisshart ghi nhận, "người của
chúng tôi (CIA) tiếp tục điều hành các bộ phận cấu thành của OP39 ngay từ
đầu. Sau đó giới quân sự dần thay thế khi họ có đủ khả năng"(
Weisshart và trung tá Norbert Richardson chỉ đạo chương trình chiến tranh
tâm lý từ những ngày đầu của SOG. Trước đó, Richardson được phân công
đến làm việc tại bộ phận chiến tranh tâm lý của Trung tâm CIA Sài Gòn.
Cuối mùa xuân 1964, Trung tá Martin Marden trở thành chỉ huy trưởng
hoạt động tâm lý chiến của SOG. Marden chỉ có chút ít kinh nghiệm về vấn
đề này và những người dưới trướng của ông cũng tương tự như vậy. Họ có
thể đã trải qua hoạt động đặc biệt nhưng chưa hề tham gia hoạt động chiến
tranh tâm lý. Theo Weisshart nhớ lại, cùng đi với Marden là 25 sĩ quan cấp
trung uý và đại uý thông minh, trẻ trung, đầy nhiệt huyết nhưng thiếu kinh
nghiệm.
Đại uý John Harrell là một trong số đó. Tốt nghiệp trường lục quân 1959,
Harrell đến nhận nhiệm vụ tại Trung tâm chiến tranh đặc biệt tại Fort Bragg
để tham gia khoá huấn luyện các đơn vị chiến tranh tâm lý. Tuy nhiên như
sau này Harrell nhớ lại, "hoàn toàn không có hoạt động huấn luyện nào từ
Trung tâm chiến tranh đặc biệt... Chúng tôi hoàn toàn không có nhiệm vụ
huấn luyện. Chúng tôi không có bài tập thực hành nào về công tác tuyên
truyền". Harrell cũng không được huấn luyện về chiến tranh tâm lý. “Chúng
tôi chưa bao giờ thực sự đi sâu vào vấn đề này. Họ giới thiệu cho chúng tôi
về khái.niệm, một số kỹ thuật chiến tranh tâm lý và nghe một số ví dụ
nhưng chúng tôi không hề được đào tạo thật sự về hoạt động này"(
Khi đến Việt Nam, Harrell được phân công phụ trách chi nhánh phân tích
và nghiên cứu của OP37. "Tôi không hề có khái niệm về những việc sẽ phải
làm cũng như các loại tài liệu mà tôi phải xử lý ngoài những tài liệu mật.
Tôi không biết chúng liên quan đến vấn đề gì"(
). Harrell rơi vào vị thế