sự ở Việt Nam". Tháng 5-1964, sau khi có bản báo cáo tình báo cho thấy
"các hoạt động hậu cần tích cực của đối phương tại Lào", Hội đồng tham
mưu liên quân được phép "đề xướng các kế hoạch hoạt động qua biên giới
hỗn hợp với chính phủ Nam Việt Nam và tiến hành các hoạt động tuần tra
thu thập tin tức tình báo có giới hạn tại Lào". Trên thực tế điều này có nghĩa
là các toán thám báo của Nam Việt Nam có thể qua biên giới Lào, nhưng
các cố vấn Mỹ không được phép đi cùng các toán này(
2
).
Clyde Russell, chỉ huy trưởng của SOG lúc bấy giờ, biết được quyết định
trên khi ông được gọi đến Sài Gòn trong một chuyến thăm của Mc.Namara
và được tham gia cuộc họp với sự có mặt của tướng Westmoreland, tướng
Taylor và Đại sứ Lodge. Mc.Namara hỏi Russell có một câu: "Bao giờ có
thể triển khai hoạt động ở Lào... Tôi muốn có các hoạt động thám sát hệ
thống đường giao thông xuất phát từ đường Chín". Trong vòng 30 ngày, các
toán thám báo cần sẵn sàng triển khai. Đó là ý kiến thể hiện đúng tính cách
của Mc.Namara. Russell trình bày rằng mặc dù có thể huấn luyện các toán
thám báo Nam Việt Nam "nhưng tôi cho rằng các toán này không thể mang
lại kết quả cụ thể nào nếu không có sự tham gia của nhân viên Mỹ".
Mc.Namara trả lời "tôi đồng ý, tuy nhiên ngoại trưởng Rusk cho rằng vào
lúc này chúng ta không nên đưa lực lượng Mỹ vào khu vực đó"(
Russell muốn phát triển một kế hoạch đầy tham vọng mang tên "Leaping
Len" và huấn luyện các toán thám báo Việt Nam. Tuy nhiên các toán này tỏ
ra không đủ năng lực tiến hành các hoạt động "bên kia giới tuyến" ở Lào và
chỉ có một số ít là còn sống sót trở về. Đó là một thảm hoạ, mặc dù hoạt
động này có mang lại một số thông tin bổ ích về hoạt động của quân đội
Bắc Việt Nam dọc theo đường mòn. Những lực lượng này không phải là các
toán du kích chân đất đi bộ xuyên rừng rậm mà là các đơn vị chủ lực của
Bắc Việt Nam. Hà Nội bảo vệ tuyến đường khá nghiêm ngặt vì ý nghĩa
chiến lược của nó đối với việc tiến hành chiến tranh ở miền Nam.