lãnh đạo một bộ phận mà mình chỉ hiểu biết chút ít. Trong những ngày đầu
của SOG, Harrell không phải là trường hợp duy nhất.
Cuộc chiến tranh tâm lý mà SOG tiến hành chống lại Bắc Việt Nam bao
gồm các hoạt động sau: Tạo ra trên danh nghĩa một phong trào chống đối có
tên Gươm thiêng ái quốc với mục đích gây ra ấn tượng là có một phong trào
chống đối đang hoạt động ở miền Bắc; và tiến hành tuyên truyền tâm lý đối
với số ngư dân bị bắt tại đảo Thiên Đường. Khởi đầu từ năm 1965, hoạt
động tuyên truyền tâm lý này có mục đích thuyết phục những công dân
miền Bắc bị bắt cóc là phong trào Gươm thiêng ái quốc là có thật và đang
hoạt động ở vùng giải phóng thuộc miền Bắc. Các hoạt động khác bao gồm:
đài phát thanh, rải truyền đơn và quà tâm lý, các lá thư giả gửi cho cán bộ
và công dân Bắc Việt Nam từ nước thứ ba; làm tiền giả, và đặt các loại bẫy
nổ ở Lào.
Hoạt động ngầm chống lại đường mòn Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ cuối cùng của SOG liên quan tới các toán thám báo do Mỹ chỉ
huy chống lại đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. Việc cho tiến hành hoạt
động này là một quyết định khó khăn của chính quyền Johnson. Phải mất
gần hai năm chính quyền mới cho phép hoạt động "qua giới tuyến" như
cách gọi của nhân viên của SOG đối với hoạt động ở Lào. Mặc dù vấn đề
phá hoại đường mòn đã được thảo luận trong quá trình vạch kế hoạch
OPLAN34, văn bản cuối cùng đã cắt bỏ hoạt động này. Nguyên nhân là do
Hiệp định Gionevơ 1962 về Lào đã ngăn cấm các lực lượng quân sự nước
ngoài hoạt động tại đây. Lo ngại sẽ vi phạm Hiệp định, năm 1964
Washington đã có chỉ thị hạn chế các hoạt động ngầm tại Lào như sau: "Các
lực lượng của chính phủ Nam Việt Nam không được phép hoạt động dọc
theo biên giới Lào... Các nhân viên Hoa Kỳ không được phép tham gia các
hoạt động ngầm của Nam Việt Nam tại Lào"(
).
Tháng 3-1964, Hội đồng tham mưu liên quân đã gây sức ép buộc Bộ trưởng
Mc.Namara xóa bỏ hạn chế trên vì "đã làm giảm hiệu quả hoạt động quân