Quyết định tiếp theo của ngành hàng không là điểm đến của
hành khách. “Chúng ta nên bay tới những điểm du lịch hay điểm
thương mại?”
Hầu hết đều nhất trí trả lời: “Hãy đuổi bắt cả hai con thỏ. Tại
sao chúng tại lại giới hạn bản thân? Houston
Chúng ta có thể đến được cả hai”.
Quyết định tiếp theo là phạm vi hoạt động. “Chúng ta nên hoạt
động nội địa hay quốc tế?”
Hầu hết đều nhất trí trả lời: “Hãy đuổi bắt cả hai con thỏ”. Vì
vậy, mọi hãng hàng không lớn của Mỹ đều vận chuyển hành khách
và hàng hóa trên cả hai chặng nội địa và quốc tế.
Quyết định tiếp theo là hạng dịch vụ. “Chúng ta nên có dịch vụ
hạng nhất, hạng thương gia hay hạng phổ thông?”
Hầu hết đều nhất trí trả lời: “Hãy đuổi bắt cả ba con thỏ”. Vì
vậy, mọi hãng hàng không lớn đều có nhiều hạng dịch vụ.
(Số lượng thỏ tăng theo cấp số nhân. American Airlines hiện có
tám hạng dịch vụ: Siêu tiết kiệm, Tiết kiệm, Tiết kiệm linh hoạt,
Nâng hạng tức thời, Thương gia đặc biệt, Ít linh hoạt, Linh hoạt nhất
và Hạng nhất).
Khi nhìn về quá khứ, có thể dễ dàng nhận ra sự ảo tưởng trong
phương pháp tiếp cận nhiều con thỏ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn,
đa số các quyết định quản lý như vậy đều giúp tăng doanh thu và
lợi nhuận.
Chỉ trong dài hạn và với sự xuất hiện của sự cạnh trạnh tập trung
thì chiến lược tiếp cận nhiều con thỏ mới bắt đầu lộ khuyết
điểm.