CUỘC CHƠI NHAN SẮC - Trang 57

thật không phải, mà thậm chí còn ngu ngốc nữa, bởi sau lời đáp đó thể nào
người ta cũng hỏi thêm một cách logic, là “máy gì?”. Cũng có khả năng là
thợ lái tàu chẳng hạn (hay phụ nữ thì không được làm nghề ấy nhỉ?... mà nói
chung cũng không quan trọng). Hay là người điều khiển máy vắt sữa chẳng
hạn? Cái sự cổ lỗ của cái nghề ấy, có thể coi như cổ ngang với nghề văn thư
ở thế kỷ XIX, làm Kachia cáu điên, vì thế có ai hỏi tương tự là nàng lại trả
lời ngay, rằng làm nhân viên chữa lỗi ở nhà xuất bản. Nhưng đằng thằng ra
thì quả là Kachia cả đời đã làm nghề “đánh máy”. Nàng vẫn nhớ như in nàng
thường đánh máy thế nào - ban đầu là thao tác trên nhiều loại máy chữ khác
nhau, sau đó là làm việc bằng bàn phím. Túm chung lại, ở đó, nàng vừa là
một người sửa lỗi - chữa mọi lỗi ngữ pháp cho các tác giả. Nàng cũng từng
làm thuê cho một số nhà văn tại nhà riêng của họ, để kiếm thêm. Những bản
thảo đôi khi được viết ra bởi nét chữ viết tháu và khó luận ra được, nàng biến
chúng thành các văn bản đánh máy. Trong loại hình hoạt động văn chương
như vậy nàng là của độc bởi trong trải nghiệm của nàng, có những văn bản
mà chỉ một mình nàng giải mã được. Đương nhiên, các nhà văn cấp tiến giờ
đây làm việc bằng máy tính, song cũng vẫn còn những người tiếp tục bướng
bỉnh gõ đập trên bàn phím chiếc máy chữ Undervud cổ điển của mình; thêm
nữa, vẫn đôi khi gặp những kẻ ngược đời, ngạo ngược phớt lờ công nghệ
một cách cứng nhắc mà... viết tay - vâng, viết tay cơ đấy, bằng bút bi! Và
trong cái nhóm thiểu số ấy, cá biệt lại có những cá thể thủ cựu - chỉ viết bằng
bút mực có ngòi!
1* Ở đây tác giả có chơi chữ một chút: “thợ máy” và “nhân viên đánh
máy” trong tiếng Nga đều là “машинист”.

Một người trong số họ đã từng nói với Kachia thế này: “Với ngòi bút

trong tay, ta sẽ đến gần hơn với Pushkin dù chỉ một milimet so với khi sử
dụng máy tính.” Đáp lại, Kachia, với “lá gan to” cố hữu được rèn luyện sau
những năm tháng tiếp xúc với các nhà văn, sẵn sàng liều mạng với nguy cơ
có thể mất việc, đã rầu rĩ lưu ý: “Thế thì thứ ông cần không phải là bút máy
Parker mà là bút lông ngỗng. Để tôi tặng ông. Quê tôi, hè tôi vẫn về, đầy
ngỗng ra. Tôi sẽ nhổ cho ông một cái lông, ông muốn chứ?”... Lạ thay nhà
văn không giận mà còn cười phá lên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.