CUỘC ĐỜI CỦA LENIN - Trang 13

Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng

Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông tham dự
một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan gọi tên Lenin, ông quay
lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và
lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremli, từ chối tới bệnh viện bởi ông tin
rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới,
nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ra. Sau này Lenin đã
hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người
cho rằng vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông.

Chính phủ Bolshevik phản ứng lại vụ ám sát, và những sự tập hợp nỗ

lực chống cộng từ các đối thủ của họ bằng cái họ gọi là Khủng bố Đỏ. Hàng
chục nghìn người bị coi là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị hành quyết
hay tống vào các trại lao động vì có âm mưu chống lại chính phủ Bolshevik.

Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự khủng bố số đông chống lại

những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan điểm rằng nhà nước vô sản là
một hệ thống bạo lực được tổ chức chống lại những tổ chức của chủ nghĩa tư
bản. Tuy nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến
khích, sự khủng bố có gốc rễ trong sự giận dữ của nhân dân chống lại tầng
lớp ưu thế. (A Peoples Tragedy, trang 524-525) Vào cuối năm 1918 khi
Kamenev và Bukharin tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka,
chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes trang 649) Tuy
nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của
Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không hề được nêu tên.

Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với

các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc
tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những
người Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc
rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là những người cộng sản. Tại
Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)",
(sau này thành Đảng Cộng sản Liên Xô).

Trong lúc ấy cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào

chính trị và những người ủng hộ họ đứng lên cầm vũ khí nhằm lật đổ chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.