HỌ ĐÃ SỐNG NHƯ THẾ ĐÓ
N
a-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đi dọc theo hành lang rộng và dài
của Xmôn-nưi. Trời bắt đầu tối. Bà từ chỗ làm việc trở về. Một ngày vất vả
đã qua. Bà vừa điểu khiển cuộc hội nghị các giáo viên, hội nghị công nhân.
Cần phải tổ chức các trường học, thư viện, nhà trẻ, câu lạc bộ công nhân.
Cần phải xếp đặt nền giáo dục theo kiểu mới, vì lợi ích của những người lao
động.
Bà tuy mệt mỏi nhưng rất hài lòng sau một ngày lao động.
Nhà của họ ở ngay Xmôn-nưi. Vla-đi-mia I-lích và vợ sống trong
phòng trước đây của một bà quý phái. Gian phòng đó rất cao và dài, có một
cửa sổ nhỏ quay ra ngoài sân. Buồng ngủ được ngăn bởi một bức vách thấp.
Ở đó có kê hai chiếc giường sắt, bên trên phủ hai chiếc chăn dạ pha len kiểu
bộ đội, trông rất thô. Trong buồng ngủ còn có thêm một lò sưởi nữa.
“Gía mà Gien-sư-tép đốt lò sưởi thì hay biết mấy”, - Na-đê-giơ-đa Côn-
xtan-ti-nốp-na nghĩ bụng.
Gien-sư-tép là lính bắn súng máy. Cùng với trung đoàn của mình, anh
đã tham gia chiến đấu hồi tháng mười để giành chính quyền Xô-viết. Bây
giờ trung đoàn súng máy đó phụ trách bảo vệ Xmôn-nưi. Còn Gien-sư-tép
được giao nhiệm vụ bảo vệ Chủ tịch Hội đồng dân ủy.
Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na vừa nghĩ tới anh, thì anh bỗng xuất
hiện.
- Tôi được điều tới nhà ăn lấy cơm tối về, - Gien-sư-tép nói. Anh phẩy
cánh tay không: - Trông kìa, Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na, xung quanh
đã dịu bớt rồi đấy.
Dọc hai bên, các cửa đều ăn thông ra phía hành lang. Từ một số cửa
vẫn còn vọng ra những tiếng nói, tiếng chuông điện thoại và tiếng máy chữ.
Nhưng vào giờ khuya như thế này phần lớn các phòng đã im lặng.
- Nhưng Vla-đi-mia I-lích vẫn chưa về, - Gien-sư-tép thở dài, dường
như tự giải thích cho chính mình: - Cần phải chăm lo tới toàn dân. Nhân dân