CUỘC ĐỜI CỦA LENIN - Trang 9

của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người
Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo
tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập những người
Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu của nào của
việc áp dụng những chính sách của họ.

• Sau cuộc nổi dậy của công nhân
Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn

tới Phần Lan. Ngày 24 tháng 10 theo lịch cũ Nga, tức ngày 6 tháng 11 năm
1917, ông viết: "Chính phủ sắp sụp đổ. Chúng ta phải giáng cho nó đòn chí
mạng bằng mọi giá. Trì hoãn hành động là chết". Cùng tháng, ông rời Phần
Lan và trở lại nước Nga, phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu
hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của
Kerensky. Các ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu
luận "Quốc gia và Cách mạng", kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ
mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này,
ông cũng cho rằng, trên nguyên tắc, những người công nhân bình thường có
thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để
điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản."
Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành viên chính phủ phải nhận đồng
lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình.

• Chủ tịch chính phủ
Ngày 8 tháng 11, Lenin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch

Hội đồng Dân ủy. Lenin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điện tới
mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới
việc tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi
người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết
đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủ Bolshevik mới cần đưa nước Nga ra
khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga

cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình. Những lãnh tụ Bolshevik
khác, như Bukharin, ủng hộ tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp
mang cách mạng tới nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.