"Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví
dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các
nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có
một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp
vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa
bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai
sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang.
Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục “chiếm đoạt của
những kẻ chiếm đoạt", họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ
ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một
mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ....
Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ
phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để
gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân
sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ
tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho
phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước
cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân
chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm
cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến
tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin
rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến
tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm
các đảng đó.
Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là
quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa
Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng." Ông lên án chủ
nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh
- Pháp.
• Sau Cách mạng Tháng Hai (1917)