nghĩa tử sinh không bao giờ quên được, từ nay tao với mày kết nghĩa
anh em, thề sống chết…” Chả lẽ con người ấy cũng cùng một
duộc với hắn ư? Anh không tin. Cho đến bây giờ đã khoác danh tù
tội, anh vẫn không thể tin! Còn Hà Thương… Lúc này cô có biết anh
đã bị bắt không và nếu biết thì thái độ, tâm trạng cô sẽ như thế
nào? Đàn bà… Ôi! Đàn bà… sao càng sống nhiều năm trên đời lại
càng thấy họ là không thể hiểu nổi như thế?
*
**
… Lúc đó Hà Thương đang cắm cúi cạo mủ trên phần cây của
mình. Nhìn cô thật khác với các chị em trong tổ: dáng cao, mảnh,
nước da trắng, khuôn mặt thanh thoát, đẹp, những ngón tay thon
dài dường như không phải dùn để làm cái công việc này và đôi mắt
lúc nào cũng phảng phất nét buồn kín đáo. Giữa những cô gái chất
phác khác, cô gây ấn tượng đến nỗi coslaanf một nhà thơ đi thực
tế xuống đây đã phải thốt lên: “Như một diễn viên đang thể hiện
vai cô gái cạo mủ cao su”. Cô chỉ lặng cười. Còn giờ đây, nhìn những
giọt mủ ứa ra nhọc nhằn mà cô héo ruột héo gan. Nghe đâu giống
cây này nếu trồng tốt, chăm sóc tốt, biết chăm bẵm biết yêu
tương trân trọng nó, từ sáng đến giờ nó đã tràn ra cho người cả
miệng tô sữa trắng ngần rồi chứ không phải cạn queo dáy bát như
giọt nước mắt người mù như thế này. Đau lưng quá! Làm bạn với
cây cối cả nửa năm rồi mà sao cái lưng chẳng mềm đi được một
chút? Mỗi một ngày công suốt từ 4 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều là
phải đảm bảo cạo đủ một héc ta tức 450 cây, như vậy mỗi cây không
cạo quá nửa phút. Chậm hơn, nắng lên hoặc mưa xuống, mủ lặn
hết vào trong hoặc trộn hoà vào nước trời là coi như công cốc! Lại
còn cái khoảng cách giữa mỗi cây nữa! Cây này cách cây kia chí ít là
ba thước, mỗi buổi cạo phải đi hết cả khoảng cách ba nhân với bốn
trăm năm mươi là bao nhiêu?... Ba mươi buổi cạo một tháng, ba trăm