đầu ra cho cao su Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Bắc Mỹ.
A Linh cũng không thể ngồi lâu được, cô nói chỉ có thể giới thiêu hai
người với nhau rồi phải đi ngay. Biết bao nhiều việc cần giải
quyết để sáng mai còn phải cùng chồng bay tới Thâm Quyến, nơi
đóng đại bản doanh của tập đàon kinh tế có tên Woang Lin. A Linh
kín đáo ra dáu cho Vũ Nguyên tiễn mình một đoạn ra cửa. Hai người
lọt mình vào thang máy. Cô nó: “Người trợ lý của anh Nguyên sao có
vẻ buồn thế?” Ông cười: “Tính cậu ấy nó thế, không có gì đâu”. A
Linh nói khẽ: “Em bảo cái này này… ghé sát tai lại gần đây…” Vũ
Nguyên thật thà làm theo. Một nụ hôn ẩm ướt và nóng bỏng sà
xuống, đậu rất lâu, rất khát trên môi anh. Khi tỉnh lại, A Linh đã
bước ra khỏi thang máy với câu nói cuối cùng, cũng ẩm ướt đến
nhột nhạt: “Em yêu anh và sẽ cố gắng không bao giờ gặp lại anh
nữa…”
Cái ông bất thình lình đó đã theo ông ngọt ngào suốt buổi
thương kiến. Đối tác của ông là một người cùng chạc tuổi, to lớn,
lông mày rậm, mắt sáng, miệng rộng, mang một cái tên giống Việt
Nam, Chu Dương, và cũng nói đặc giọng Việt Nam, thoạt nhìn là cảm
thấy tin cậy được ngay. Chu Dương nói với ông vốn là người vùng
này, mẹ Hoa, bố Việt, hồi 79 gia đình ông phải chạy tị nạn sang bên
kia sông rồi ở lại luôn nhưng trái tim, lòng dạ ông vẫn thuộc về đất
Việt hiền hoà, ông sẵn lòng có thể làm được cái gì là làm hết lòng
cho Việt Nam. Ông nói chuyện này có A Linh nói rồi, không phải
nhiều, ông chấp nhận lấy cao hơn một giá so với giá thị trường, tức
là 7 triệu đồng Việt Nam một tấn, lấy xong có thể phải chế biến
lại, bên Việt Nam khâu chế biến còn sơ lược quá, rồi mới xuất
sang Trung Đông được. Ông còn nói thêm, sẽ chỉ lấy một lần này
thôi, lần khác, mọi chi tiết có thể khác đi.
Hơn một giá! Được lời như cởi tấm lòng. Lãi một triệu cho một
tấn, hai ngàn tấn nhân lên là… Không biết nói thế nào để biểu thị