1
.
Về chữ viết tắt dùng dưới đây, P là Pali (tiếng Ba Lị); S là Sanskrit (tiếng
Phạn) và Jap. là Japanese (Nhật ngữ).
1. (HOÀNG HẬU) MA GIA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Màyà (Ba Lị
và Phạn) hay Maka (Nhật). Mẹ của đức Phật và vợ của vua Tịnh Phạn (Ba
Lị: Suddhodana). Bà sống ở nước Câu Ly (Ba Lị: Koliya) thời xưa, nay
thuộc vương quốc Nepal. Bà còn có tên gọi là Ma Ha Ma Gia (Ba Lị:
Mahà Màyà).
2
.
TỊNH PHẠN: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Suddhodana (Ba Lị);
Suddhodana (tiếng Phạn) hay Jòbonnò (Nhật ngữ). Thân phụ của thái tử Tất
Ðạt Ða (Phạn: Siddhàrta) và là tộc trưởng bộ tộc Thích Ca (Ba Lị: Sakiya).
Ông là vua cai trị một nước nhỏ ở dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn
(Himalayas) có kinh đô đóng tại thành Ca Tỳ La Vệ (Ba Lị: Kapilavatthu),
ngày nay thuộc vương quốc Nepal.
3
.
LÂM TỲ NI: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Lumbini (Ba Lị và Phạn).
Tên một hoa viên nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Ba Lị: Buddha
Shakyamuni) đã ra đời hơn 2.600 năm trước. Nó nằm gần kinh đô Ca Tỳ La
Vệ của bộ tộc Thích Ca. Ngày nay Lâm Tỳ Ni (Lumbini) có tên gọi là
Rummindei thuộc lãnh thổ xứ Nepal. Vua A Dục (Asoka) của Ấn Ðộ (273-
232 trước tây lịch) đến viếng thăm nơi này khoảng vào năm 250 trước tây
lịch. Ðức vua đã cho xây dựng một trụ đá tại đây để kỷ niệm chuyến đi hành
hương chiêm bái của Ngài. Lâm Tỳ Ni là một trong bốn thánh tích quan
trọng nhất của Phật Giáo. Ba Phật tích kia là Phật Ðà Ca Da (Buddha Gaya),
vườn Lộc Uyển (Sarnath) và Câu Thi Na (Kusinara).
4
.
TẤT ÐẠT ÐA: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Siddhattha (Ba Lị),
Siddhàrtha (Phạn) hay Shittta-Taishi (Nhật ngữ). Nghĩa đen là “người đã
hoàn thành mục tiêu đại nguyện của mình”. Tục danh của đức Phật trước khi
Ngài xuất gia.
5
.
A TƯ ÐÀ: Danh từ Hán Việt dịch âm chữ Asita (Ba Lị và Phạn) hay
Ashida (Nhật). Vị đạo sĩ ẩn tu ở tiểu quốc Ca Tỳ La Vệ thời xưa (nay thuộc
xứ Nepal). Khi thái tử Tất Ðạt Ða giáng sinh ông đến thăm tiên đoán rằng
sau này nếu thái tử ở đời sẽ là một đại vương và nếu xuất gia đi tu ngài sẽ
thành Phật.