phải là tốt hay không.” “Đây là nhà ông và vợ của ông, nhưng tôi
hoài nghi không biết đó có phải nhà và vợ tôi?” Mặt khác, Đức
Thánh Cha yêu thích nghệ thuật, nhờ thế mà chúng ta có những sưu
tập quý như những lời miệt thị đọc được trên các tường nhà ở Rom:
“Những gì bọn man di còn để lại cho Rom thì lại bị dòng họ Barberini
cướp mất.” Còn ở nước ngoài thì sao? Chúa muốn đặt cho Đức
Thánh Cha nhiều thử thách nặng nề. Những kẻ thiển cận không
hiểu đường lối của ngài đối với nước Tây Ban Nha
và họ lấy làm
tiếc vì đã xảy ra sự thù địch với hoàng đế Đức. Từ một thập kỷ rưỡi
nay nước Đức là một máy nghiền thịt
và người ta vừa giày vò nhau
vừa trích dẫn Kinh Thánh. Giờ đây cộng đồng Cơ Đốc, dưới nạn
dịch hạch, chiến tranh và cải cách
, co lại thành vài nhúm nhỏ thì ở
châu Âu có tin đồn rằng ngài bí mật liên kết với nước Thụy Điển
của phái Luther
để làm suy yếu vị hoàng đế theo đạo Thiên
Chúa. Rồi thì lũ toán học sâu bọ này chĩa ống viễn kính lên trời và
tuyên bố với thế giới rằng ngay cả ở đây, trong lãnh vực duy nhất
mà người ta chưa tranh chấp với ngài, ngài cũng không biết gì
mấy. Ta có thể tự hỏi: mối quan tâm bỗng nhiên có ở một môn
khoa học bên lề như thiên văn học ấy là gì? Những ngôi sao ấy
quay như thế nào thì có gì là quan trọng chứ? Nhưng không một ai
trên khắp nước Ý, cho chí những tên phu ngựa - qua thí dụ xấu xa
của cái lão người Florenz
- cái lũ đã tán nhảm về những biến
tượng của sao Kim, lại không đồng thời nghĩ ngay đến nhiều điều
mà ở trường học và những nơi khác được coi là không thể thay đổi và
rất phiền toái. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả bọn này, xác thịt thì
yếu đuối và dễ quá trớn, chỉ còn tin vào lý trí của riêng mình, cái lý
trí mà lão điên khùng nọ tuyên bố là duy nhất có thẩm quyền?
Một khi đã nghi ngờ không biết mặt trời có đứng yên ở Gibeon
không thì họ muốn chĩa sự nghi ngờ bẩn thỉu vào các bài kinh đọc
trong nhà thờ vào những giờ thánh lễ! Từ khi vượt được đại dương -
tôi không có gì phản đối cả - họ đặt sự tin tưởng vào một quả cầu