NHỮNG TỔN THẤT CAY ĐẮNG
L
ại có một đoàn tàu đi từ Pê-tơ-rô-grát tới Mát-xcơ-va. Vla-đi-mia I-
lích lại đi tàu hỏa. Cùng đi có bà chị ruột An-na I-li-nhít-na. Hồi đó là
tháng ba năm 1919. Ban đêm. Chiếc đèn dầu nhỏ chiếu sáng lờ mờ, toa tàu
rung rung. Bánh xe nện đều đều buồn bã.
An-na I-li-nhít-na ngồi xo ro ở một góc. Họ đi chôn cất Mác-cơ Ti-mô-
phê-ê-vích, chồng của An-na I-li-nhít-na.
Tai họa mới đè nặng lên đất nước Nga. Bệnh tật giết hại nhiều người đã
lan tràn khắp các thành phố và làng mạc, đường sắt và nhà ga-những nơi có
rận mang bệnh sốt phát ban tới. Nhiều người chết vì bệnh sốt phát ban.
Bệnh viện ít, thầy thuốc ít, thuốc men ít.
Mác-cơ tới Pê-tơ-rô-grát trong một chuyến đi công tác và đã chết vì
bệnh sốt phát ban trong vài ngày. Ở nghĩa trang Vôn-cốp lại có thêm một
ngôi mộ thứ ba nằm ngay bên cạnh hai ngôi mộ người thân, dưới bóng cây
bạch dương thân trắng.
An-na I-li-nhít-na ngồi xo vai, trùm chiếc khăn san. Nỗi đau khổ đã làm
cho bà sững sờ.
Vla-đi-mia I-lích lấy bàn tay âu yếm vuốt mái tóc đã bắt đầu bạc của bà.
… Nhiều năm tươi sáng và đau khổ đã gắn bó với Mác-cơ. Thời trẻ ông
là bạn của Xa-sa. Xa-sa bị tử hình. Mác-cơ đã bước vào gia đình họ. Là
một người thông minh, chân thành, ông đã trở nên gần gũi và cần thiết đối
với tất cả mọi người biết dường nào!
- Là người cộng sản chân chính, anh rất cần thiết cho cách mạng! - Vla-
đi-mia I-lích nói.
Trái tim của An-na I-li-nhít-na bị xé ra vì đau đớn, nhưng bà tự hào nhắc
lại:
- Mác-cơ là người cộng sản chân chính.