Năm 1713, Đức Giám Mục địa phận Cênêđô cấm giáo hữu địa phận ngài
đọc,
nhưng ngày 15 tháng 9 cùng năm ấy Thánh Bộ Thánh Vụ can thiệp truyền
rút lệnh đó trong một bản sắc dài ba mươi trang gửi cha Raphael de
Lugangno, Tổng vụ Dòng thánh Phanxicô, đã ca tụng THẦN ĐÔ HUYỀN
NHIỆM một cách long trọng huy hoàng.
Thánh Bộ Lễ Nghi đồng ý với bản sắc đó, cho phép tiến hành việc tra án
phong chân phúc và hiển thánh cho bà Maria Agrêđa, mà không phải xét gì
về cuốn THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM nữa.
Phép ban tối cao này đã có một hiệu lực rất xác thực,
không một giáo quyền nào có thề làm ngược lại được. Phép ban ấy có
nghĩa là bộ sách THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM không chứa đựng một điều
gì phản lại tín điều và luân lý Phúc âm. Như vậy, Giáo Hội đã minh nhiên
khuyến khích ta tin và đọc Cuộc đời Mẹ Maria qua mặc khải cho bà Đáng
Kính Maria Agrêđa như là bộ sách được chính Thiên Chúa tỏ lộ. Giáo Hội
khuyến khích sự kiện ấy bằng những văn kiện, những sắc lệnh, tức bằng
Giáo Huấn thường quyền của mình, Giáo Huấn mà Đức Piô 12 gọi là " qui
luật tối cận và phổ quát của chân lý" (Ad caeli Reginam, 11 . 10. 1954).
Về bộ THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM, ngoài những sắc lệnh nói trên, theo
cha DonCereseto trong bài tựa bản dịch tiếng Ý năm 1881, Đức Bênêđitô
14 còn ra hai sắc lệnh năm 1754 và 1757 xác nhận nữa.
Những chứng lý đó quá đủ để ta tin không sợ sai lầm.
Tuy nhiên, vẫn có một hoài nghi là không biết bộ sách phát hành năm 1670
có phải thực sự là của chính bà Maria Agrêđa viết ra, hay chỉ là của cha
linh hướng của bà viết, rồi gán cho bà. Để giải mối thắc mắc này, Tòa
Thánh ra lệnh đem cả hai bản thảo - một của bà viết lần sau, một do vua
Philippê cho sao lại và tất cả bút tích của bà từ bên Tây Ban Nha sang
Rôma đề khảo sát. Sau khi đã xem xét lại kỹ lưỡng, ngày 11 tháng 3 năm
1771, Đức Clêmêntê 14 ký sắc lệnh xác nhận rằng bút pháp của bộ THẦN
ĐÔ HUYỀN NHIỆM phù hợp với bút pháp trong các tác phẩm khác của bà
Maria Agrêđa. Do đó, kết luận rằng cuốn Cuộc đời Đức Mẹ ấy thực sự do