bà Maria Agrêđa viết ra, chứ không do một ngòi bút khác.
Nhiều nhà thần học
, nhà văn danh tiếng khác đương thời, được hân hạnh
so sánh duyệt xét cũng công nhận như vậy, chẳng hạn: Cha Gioan a Sanctô
Tôma, một thần học gia rất nổi tiếng; đức cha Bênađinô Sienna, giám mục
Viseo; đức cha Pedro Maveo, giám mục Tarazona; đức cha Cêxa Monti, sứ
thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha, sau làm Hồng Y Tổng Giám Mục Milan;
cha Gioan de Palma, cha giải tội của hoàng hậu Elisave de Bourbon; cha
Alonzo Salizanèa, Tổng vụ Dòng thánh Phanxicô v.v...Cả tòa Pháp đình
Tôn giáo, một cơ quan thẩm xét, cũng cho là do Thiên Chúa mặc khai cho
bà Maria Agrêđa viết ra, sau 14 năm tra xét kỹ lưỡng. Khi tác phẩm được
xuất bản tại Bồ Đào Nha, tòa Pháp đình Tôn giáo tại đây cũng lại đem lên
bàn mổ xẻ một cách công bằng vô tư. Sau đó, Pháp đình đã chấp nhận hoàn
toàn, với chữ ký của các cha: Phanxicô Almada và Antôn Moraes, tiến sĩ
thần học Dòng Tên, Anrê Mendez Dòng Tên, giảng thuyết tại Triều đình,
nhân viên Pháp đình; dom Diego de Silva, tiến sĩ thần học Bề trên Cả Dòng
Bênêđitô, rồi Giám mục Cadix...
Ngay từ sau khi xuất bản lần thứ nhất, theo kinh sĩ Victor Viala, bộ THẦN
ĐÔ HUYỀN NHIỆM đã được dịch sang tất cả các thứ tiếng Âu Châu và
được xuất bản rất nhiều lần. Riêng tiếng Pháp có bản dịch của Cha Thomas
Croset, Dòng thánh Phanxicô, xuất bản năm 1694. Bản dịch này, ngay
trong năm xuất bản, đã bị trường Đại Học Sorboune trích một ít trang, phê
phán rất ngặt nghèo, cho là giả tạo, trái giáo lý. Nhưng những phê bình đó
ít giá trị, vì nó dựa theo một chủ quan chính trị giữa Pháp và Tây ban nha,
và lập luận theo chiều hướng của thuyết Giansênít và duy lý. Đức Hồng Y
d Aguirre đã lên tiếng cực lực đả kích luận điệu của Đại Học Sorboune, và
nhiệt liệt biện hộ cho tác phẩm mặc dầu ngài không ưng bản dịch của
Thomas Croset mấy, vì cho rằng nó không trung thành với nguyên văn. Tuy
nhiên, bản dịch ấy vẫn được tái bản nhiều lần vào năm 1857, 1862 và gần
đây là năm 1972.
Nhân dịp tái bản vào năm 1857, cha Dom Guéranger, viện phụ đan viện