Giật mình với tửu lượng của họ, nghĩ ngày mai mình còn phải lái xe,
ông nhớm người lên.
Mấy anh ở chơi vui vẻ. Chắc tôi phải về nhà trọ, sợ họ đóng cửa.
Mới mười giờ, thầy không được đi đâu hết.
Ông nhìn lại đồng hồ, đắn đo. Một cuộc nhậu lạ lùng, từ trên trời rơi
xuống. Ông như ở xa mà lại gần. Ở gần mà lại xa. Mình có thể định cư nơi
đây, sống cuộc đời như những người này? Câu hỏi vừa đặt ra, phủ định đã
tất yếu. Ông không có kỹ năng để sống cuộc đời của họ. Thoáng nghĩ về
đứa con nơi phòng trọ, giữa những tiện nghi công nghệ, ông liên tưởng nó
với đứa con trai của người đàn ông kia. Cùng một nỗi đau, mất mát và tan
nát. Nhưng cũng như hai người cha, chúng chẳng có gì gần gũi, tương
đồng.
Người đàn ông lại hát. Tiếng hát nhừa nhựa càng lúc càng vang vọng,
xuyên nẻo lộ dài. Ông nhúng mình trong câm lặng, uống không từ chối bất
cứ ly nào đến tua. Một vài ánh mắt khó chịu nhô ra từ những căn nhà mặt
tiền. Nhưng có lẽ họ đã quá quen với cảnh này, nên chẳng ai lên tiếng nhắc
nhở.
Ông gần như trở lại cảm giác tỉnh nguyên, khi chai cuối cùng trút hết
xuống ly. Cuộc nhậu tàn, đồng nghĩa ông không còn bao giờ gặp lại những
con người này nữa. Không số điện thoại, không danh thiếp đổi trao, đầy
hẫng hụt.
Ông chủ động bắt tay từng người. Đám thanh niên lảo đảo, vương vất
dưới ánh đèn khuya, tản dần vào mấy con hẻm. Người đàn ông đứng tuổi
khoác vai ông.
Tui đưa thầy về nhà trọ.
Thôi, tôi ở cũng gần đây. Không dám phiền anh.
Tui buồn lắm thầy à. Buồn lắm. Để tui kiếm chỗ nào, ngồi uống tiếp
cùng thầy - Đến phút chót, dường như mọi ẩn ức trong ông ta mới hiển
hiện.
Ông băn khoăn.
Tôi cũng muốn vậy lắm. Nhưng sáng sớm mai phải đi rồi. Tôi còn đứa
con, đang ngủ một mình trong phòng trọ. Có lẽ anh về nghỉ đi. Nếu trời còn