trường hợp đều không có thông báo hay tham khảo trước ý kiến của chúng
tôi.
Bất chấp cuộc khủng hoảng tháng 10, mà thế giới vẫn gọi là “Cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba”, ông vẫn thể hiện quan điểm khá tích cực về
phía Tổng thống Kennedy.
Chính cuộc khủng hoảng đó đã góp phần củng cố hình ảnh của
Kennedy, tiếp thêm cho ông ta sức mạnh - ông ta đã chứng tỏ khả năng
phản ứng một cách hiệu quả trong hoàn cảnh nguy cấp.
Giả sử khi đó mà chúng tôi tham gia vào quá trình đàm phán, chắc
chắn chúng tôi sẽ tiến hành đầm phán một cách xây dựng... đã có đối thoại,
trao đổi nhận thức và quan điểm về nhau, và rất có thể điều đó đã cho phép
chúng tôi tránh được rất nhiều vấn đề mà hai nước phải giải quyết từ đó đến
nay.
Hồi tưởng lại những gì đã xảy ra, đánh giá lại những chính sách của
Kennedy thời gian đó, tôi không thể không nhắc đến bối cảnh của tình hình
giai đoạn những năm 1960, những Học thuyết chi phối suy nghĩ và ý thức
hệ của các bên - chắc chắn khi đó nước Mỹ đã phải mất ăn mất ngủ đến thế
nào khi một Chính phủ nằm cách mình hơn 100km dám tuyên bố thực hiện
một cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, và nhất là lại hoàn toàn tự mình
tuyên bố Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, vì khi đó Liên Xô chưa hề giúp đỡ
chúng tôi một xu nào, thậm chí một khẩu súng cũng không.
Đến tháng 1 năm 1959 tôi hoàn toàn chưa biết một người Xô Viết
nào, chứ đừng nói đến những nhà lãnh đạo Liên Xô.
Nhưng theo tôi biết thì Raul, em trai ông, đã biết một số người Xô
Viết.
Raul có gặp một người tên là Nikolai Leonov, một thanh niên Xô Viết
trẻ tuổi, đi cùng tàu, khi Raul trên đường trở về từ một hội thảo quốc tế về
quyền của thanh niên được tổ chức tại Viên (Áo) năm 1953. Như tôi vừa
nói, Raul mới chỉ gặp một thành viên của Đoàn Thanh niên Xã hội Chủ
nghĩa Liên Xô. Hai người dường như quấn lấy nhau ngay lập tức! Đó cũng
là điều dễ hiểu. Và vậy là Raul gặp Leonov - bây giờ cái ông Leonov cũng
vẫn còn sống đấy - khi người thanh niên Xô Viết đang trên đường tới