Mêhicô để nhận nhiệm vụ của một nhà ngoại giao trẻ. Họ đã đi cùng trên
tầu, chỉ thế thôi. Chủ nghĩa Xã hội xuất hiện ở Cuba không phải bằng con
đường nhân bản vô tính, hoặc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chủ
nghĩa xã hội ở đây rất khác, và ông phải ghi nhớ điều đó khi ông so sánh
Cuba với những nỗ lực hoặc công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Đông
Âu - nơi mà giờ đây lại quay lại với Chủ nghĩa T
Bất chấp sự tiếp diễn của lịch sử cũng như sự phát triển của xã hội
loài người và những yếu tố cỏ ảnh hưởng to lớn nhất đến sự phát triển đó,
hoặc nói đúng hơn là quyết định sự phát triển của xã hội loài người, thì vẫn
luôn có những yếu tố hoàn toàn chủ quan có thể tác động đến các sự kiện,
níu kéo hoặc thúc đẩy tiến trình lịch sử.
Trong trường hợp của Cuba, hoàn toàn rõ ràng, không một chút mảy
may nghi ngờ, là sự kết hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan đã thúc
đẩy tiến trình cách mạng của đất nước chúng tôi, thúc đẩy những thay đổi
mà cách mạng đã mang lại. Và tất cả những yếu tố đó đã dẫn đến sự xung
đột lợi ích, và cuối cùng là sự đối đầu, giữa Cuba và Mỹ cũng như cuộc
khủng hoảng tháng 10 năm 1962, mà phía Mỹ vẫn quen gọi là “Cuộc khủng
hoảng tên lửa Cuba”.
Nhưng trong thời điểm đó, Kennedy đã chứng tỏ mình là một nhà
lãnh đạo rất biết điều - ông ta đã không làm phức tạp thêm tình hình; ông ta
ra lệnh ngừng các chuyến bay do thám, những chuyến bay do thám tầm
thấp, đồng thời ra lệnh chấm dứt Chiến dịch Chồn mangút
[199]
Tất cả những quyết định đó đã khiến cho Kennedy trở thành đối
tượng chịu sự căm ghét từ phía những kẻ thù của Cách mạng Cuba, bởi vì
ông ta đã từng không ra lệnh cho hạm đội (Mỹ) tham chiến ở Playa Girón
để giúp bọn lính đánh thuê, và bởi vì ông ta đã không lợi dụng cuộc khủng
hoảng tháng 10 để can thiệp vào Cuba như những gì mà rất nhiều tướng
lĩnh và bè lũ diều hâu thù địch với Cuba đã cố vấn cho ông ta. Rất có thể đó
chính là những kẻ đứng đằng sau vụ ám sát ông ta. Mặc dù tôi không hề có
bằng chứng gì, tôi chỉ phỏng đoán trên cơ sở những gì đã diễn ra. Tuy