Không có bất kỳ người nào - hai mươi lăm năm sau chiến tranh thế
giới thứ hai năm 1945, thậm chí cả những người đã biết đọc, biết viết - nghe
thấy ai nhắc đến việc con người đang mù quáng phá hoại không thương tiếc
môi trường sống của chính mình. Không có bất kỳ thế hệ nào từ trước đến
nay phải đối mặt với mối nguy hại gay gắt như ngày nay và phải chịu trách
nhiệm lớn như ngày nay.
Thậm chí ba mươi năm trước, tôi nhắc lại, con người cũng không mảy
may để ý đến thảm kịch lớn lao này. Khi đó, người ta chỉ nghĩ rằng, hiểm
hoạ huỷ diệt chỉ có thể là những loại vũ khí hạt nhân sẵn sàng bắn đi bất cứ
lúc nào kia. Ngày nay, mặc dù mối hoạ hạt nhân vẫn còn đó, nhưng đã xuất
hiện một hiểm hoạ khác - hiểm hoạ khủng khiếp - đang lơ lửng trên đầu
chúng ta. Tôi dám chắc rằng khi còn học đại học ông cũng không hề nghe
thấy ai nhắc đến vấn đề tầng ôzon, hay việc thay đổi khí hậu. Những vấn đề
đó chỉ được nhắc đến sau khi ông tốt nghiệp đã rất nhiều năm. Và ngày nay
thì lại có những vấn đề mới rồi.
Ngày nay, chúng ta biết rằng, dầu mỏ, tài sản của thiên nhiên phải mất
300 triệu năm mới hình thành được, đang bị con người khai thác cạn kiệt cả
trữ lượng đã phát hiện lẫn trữ lượng mới thăm dò thấy trong vòng 150 năm
nữa. Thực tế đó cũng kinh hoàng không kém gì một thảm hoạ thiên tai khốc
liệt nhất, bởi vì nếu chúng ta không còn dầu mỏ, toàn bộ xe hơi trên thế giới
sẽ ngừng hoạt động. Chưa hề có nguồn thay thế nào chầu mỏ cả - có lúc
người ta đã từng cho rằng có thể dùng năng lượng nguyên tử để thay thế.
Những thành viên của Câu lạc bộ Roma kia đã nhắc đến sự cần thiết
của các nhà máy điện nguyên tử nhưng bây giờ thì người ta đã quá khiếp sợ
vì ngày càng có nhiều nơi bị ô nhiễm chất phóng xạ.
Đã có thời Cuba muốn phát triển năng lượng nguyên tử và thậm
chí đã xây dựng một nhà máy ở Cienfuegos mặc dù sau này ông từ bỏ dự
án đó.
Đúng, dự án đó bị bãi bỏ. Nhưng dù sao đó cũng không phải là dự án
nhà máy hở, làm mát bằng than đá như kiểu nhà máy ở Chernobyl; mà đó là
nhà máy kín, làm mát bằng nước, công nghệ dễ sử dụng và an toàn nhất thế
giới. Công nghệ năng lượng nguyên tử đã giúp một số nước giái quyết được