rất lớn để kiềm chế tăng dân - nếu không thì thế giới này đã có tới 6,7 tỷ
người rồi.
Ai cũng biết dân số sẽ tăng lên đến đâu, mối quan hệ mù chữ, thiếu
giáo dục với số lượng con trong gia đình. Mọi người đều biết điều đó và
hàng nghìn chuyện khác trong thế giới ngày nay. Thực sự là có sự bùng nổ
dân số ở nhiều nước mà nền kinh tế không hề phát triển mà chỉ có nợ nần
và thiên tai.
Nhưng toàn cầu hoá không hề đả động gì đến những thực tế khốc liệt
đó. Các quy định của IMF ngày càng đẩy các nước vay nợ và người dân vào
cảnh khốn cùng vì chính sách bóc lột dã man của nó. Trong khi đó, chủ
nghĩa đế quốc, với mong muốn bảo vệ lợi ích của chính nó, vẫn chỉ làm
những việc mà nó cảm thấy cần thiết, bất chấp thái độ của các nước khác -
Mỹ áp đặt hàng rào thuế quan lên tất cá những gì họ muốn; họ thậm chí còn
áp đặt tới 30% thuế lên mặt hàng gỗ xuất khẩu của Canada, gây chấn động
cả thị trường có trị giá tới hàng tỷ đô la này.
Đó là một kiểu bá chủ thế giới... Khi họ muốn đánh đổ một vài nước,
Mỹ sẵn sàng áp đặt thuế rất nặng lên mặt hàng thép nhập khẩu... nhưng lại
hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ của mình bằng mọi giá. Nền kinh tế chính
trị của Mỹ chưa bao giờ độc đoán với thế giới và các đồng minh của chính
nó như bây giờ.
Trên khắp thế giới, các nước ngày càng chú trọng đến nội bộ nền kinh
tế của mình. Và điều đó là không tốt; đã đến lúc những mối quan tâm, lo
ngại của chúng ta không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia mà phải được đưa
ra phạm vi toàn cầu. Thế giới này phải hướng đến chủ nghĩa quốc tế, vì
chúng ta không thể trở thành những con người của quốc tế nếu cứ đổ lỗi
cho các nước khác. Tương tự như việc chúng ta đổ lỗi cho cả dân tộc Đức
vì đã sản sinh ra chủ nghĩa phát xít kinh hoàng mặc dù cũng có thời điểm
rất nhiều người Đức ủng hộ mối hiểm hoạ chết chóc này.
Đó là mối hiểm hoạ Hitler và Chủ nghĩa phát xít?
Nhưng Đức cũng là c gia từng phải gánh chịu hậu quả của Hiệp ước
Versailles năm 1919. Điều khiến Hitler được đông đảo người dân ủng hộ
vào năm 1933 đó là bọn chúng đã biết dựa vào những điều khoản của hiệp