nhóm dân cư đó có người nói ra ý tưởng về một nền tự trị
[292]
tiến bộ trong xã hội thuộc địa mà chúng tôi đang phải chịu đựng. Varela là
một trong những nhà trí thức lôi lạc đó của Cuba.
Sau đó Varela di cư sang Mỹ. ông ấy là một trong những nhà tư tưởng
vĩ đại rất được tôn trọng. Marti là một sự phát triển cao nhất của tư tưởng
đó, ngoài ra còn rất nhiều người khác - nhưng Varela là một trong những
người đầu tiên, ở hội trường lớn của trường đại học Havana, chúng tôi có
thờ Varela, sự tôn thờ triết lý mà sau này phát triển thành tư tưởng của chủ
nghĩa bãi nô và đấu tranh giành độc lập. Đó là câu chuyện về Varela, câu
chuyện rất hay về một con người.
Nhưng gần đây xuất hiện ý tưởng cho rằng Varela nên được phong
thánh. Chúng tôi ngưỡng mộ và tôn trọng Varela nhưng chúng tôi vẫn coi
ông ấy là một con người thực được sinh ra. Do có sự tranh cãi với bên
Thiên Chúa giáo - chúng tôi đã nói đến điều này - hồi đầu của cuộc Cách
mạng nên người Mỹ đã lợi dụng điều đó để tạo ra làn sóng đối lập bên tôn
giáo (với cách mạng), tạo ra hình ảnh cách mạng chống lại tôn giáo. Mỹ
muốn lợi dụng tôn giáo chống lại chúng tôi.
Tôi không biết bên Thiên Chúa giáo muốn phong thánh cho linh
mục Varela.
Khi ý tưởng phong thánh cho Varela xuất hiện, rất nhiều người trong
số chúng tôi nghi ngờ; chúng tôi nhận thấy ý đồ muốn biến một con người
thực được tôn trọng và ngưỡng mộ thành một con người của tôn giáo, một
vị thánh. Tôi không hoàn toàn phản đối điều đó, nhưng - tôi nói điều này
với thái độ tôn trọng - rất nhiều người Cuba khác cũng đáng được phong
thánh.
Ví dụ như họ cũng có thể phong thánh cho Che, bởi vì nếu người ta
muốn thần thánh hóa những người yêu nước vì lòng tốt của họ, tinh thần
sẵn sàng hến dâng, hành động cảm tử vì con người, và chết vì sự nghiệp, thì
sẽ có rất nhiều người sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống của mình. Rất nhiều
người lính ở trại lính Moncada cũng theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, họ
cũng hy sinh thân mình khi chống lại chế độ bạo ngược, họ chết khi chống