ấy nghĩ. Những gì ông ấy nói không hề thích hợp với những triết lý và học
thuyết của cuộc cách mạng này cho dù đó là những ý tưởng của một giáo
hoàng, một nhân vật xuất chúng, ông ấy giải thích những triết lý của mình
với người dân, những lý do thuộc về lịch sử khiến ông ấy có thái độ gay gắt
với chủ nghĩa xã hội, nhưng ông ấy vẫn ở đây, trên đất nước Cuba này và
được quan tâm, tôn trọng...
Còn một sự kiện nữa liên quan đến Giáo hoàng ở Santiago de Cuba,
lúc đó người dân của cả thị trấn có mặt, và một người nào đó đã phát biểu
với những lời lẽ nặng nề... và ng bắt đầu bỏ đi, chí còn không đầy 10% số
người dân của thị trấn ở lại. Tôi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình,
camera quay những cảnh cho thấy sự vắng vẻ, Raul có mặt ở đó, tôi đã yêu
cầu cậu ấy đến Santiago. Nhưng không hề có ai la hét, cật vấn. Người dân
của chúng tôi đã được thông báo, “Không biểu hiệu, không được có bất kỳ
lời nói hay sự la hét chống lại giáo hoàng cho dù các cậu có hay không
đồng tình với những gì ông ấy nói”.
Cuba là đất nước có sự giáo dục về chính trị và người dân biết cách
ứng xử (nhân dịp chuyến thăm của giáo hoàng). Giáo hoàng không chỉ
được những tín đồ của mình đón chào mà cả đất nước này cũng đón chào.
Chính tôi cũng phải xuất hiện trên truyền hình hai lần vì tôi muốn người
dân của mình hiểu được nhân cách, quá khứ và sự thông cảm của ông ấy
với người nghèo - tóm lại tôi muốn người dân hiểu rõ ông ấy là con người
thế nào.
Chính vì vậy tôi nói với Carter, “Chúng tôi sẽ cho người dân vào ngồi
chật kín cung điện - ông cứ đến đây và thuyết phục họ. Ông cứ thuyết phục
họ rằng cuộc cách mạng này không có ý nghĩa gì cả và vì sao như vậy; cứ
đưa ra ý kiến tranh luận với chúng tôi”. Chúng tôi cho người dân đến đây
và chuẩn bị sẵn hệ thống truyền hình để người dân có thể nghe được cuộc
tranh luận. “Đó là những điều kiện của chúng tôi với chuyến thăm nếu ông
chấp nhận”.
Ông vừa nhắc đến bài diễn văn mà Carter đọc ở trường đại học được
phát trực tiếp trong đó có nhắc đến đề án Valera
[291]
. Theo tôi được biết