những khu vực đồi núi, và tôi nhận ngay ra rằng cuộc viễn chinh Cayo
Confites là một thảm họa. Nó càng khẳng định quan điểm của tôi rằng anh
không thể đối đầu trực diện với một đội quân chính quy ở Cuba hay ở Cộng
hòa Dominica, vì đội quân đó có đủ cả không quân, hải quân, tóm lại là
toàn bộ sức mạnh quân sự. Sẽ thật là ngu ngốc nếu không nhận thức rõ thực
tế này.
Ông có mặt ở Bogota ngày 9 tháng 4 năm 1948, cái ngày mà Jorge
Eliecer Gaitán, một Lãnh tụ chính trị cực kỳ nổi tiếng, bị ám sát. Ông đã
sống qua một cuộc khởi nghĩa mà từ trước đến nay vẫn được chúng ta
nhới qua tên gọi sự kiện “Bogatazo” - tức là cuộc nổi dậy ở Bogota, có
thể tạm dịch như vậy. Ông có thể kể lại trải nghiệm đó không?
Đó là một trải nghiệm có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn lao. Gaitán
tượng trưng cho hy vọng và sự phát triển của Colombia. Cái chết của ông
đã châm ngòi cho một sự bùng nổ - một cuộc nổi dậy của nhân dân, khi
nhân dân đứng lên giành công lý... Đám đông quần chúng nhân dân đã
đứng lên cầm vũ khí, cảnh sát được huy động để đàn áp, cảnh phá hủy,
hoang tàn khắp nơi, có hàng nghìn người chết... Tôi cũng tham gia với
người dân; tôi chộp được một khẩu súng trường từ một đồn cảnh sát bị đám
đông đạp đổ tan tành. Tôi đã chứng kiến toàn bộ khung cảnh dữ dội của
một cuộc cách mạng hoàn toàn tự phát của quần chúng. Có lẽ tôi đã kể khá
chi tiết về sự kiện này, ông có thể biết thêm về cuộc nổi dậy qua một cuốn
sách của nhà sử học người Colombia Alape
[82]
Nhưng tôi có thể khẳng định với ông rằng chính trải nghiệm đó đã
giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn rằng tôi phải đứng về phía lý tưởng của nhân
dân. Nhưng Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác còn mói chớm nở trong nhận
thức của tôi hoàn toàn không liên quan gì đến hành vi của tôi khi ấy - đó
hoàn toàn là một phản ứng mang tính tự phát, những thanh niên mang tư
tưởng của Martin, chống Chủ nghĩa Đế quốc, chống Chủ nghĩa Thực dân,
và ủng hộ nền Dân chủ.
Trong thời gian này, ngay trước đêm xảy ra vụ ám sát Gaitán, tôi đã ở
Panama để gặp gỡ những sinh viên vừa là nạn nhân của một sự đàn áp dã