ông không rút từ thất bại đó raết luận ràng con đường tiến hành cách
mạng bằng bạo lực là không thể?
Hoàn toàn ngược lại. Khi tấn công trại lính Moncada, chúng tôi đã có
ý tưởng bỏ vào vùng rừng núi với tất cả số vũ khí tịch thu được trong
trường hợp chế độ độc tài đó không sụp đổ. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu khi
đó chúng tôi chiếm được trại lính, chế độ của Batista sẽ sụp đổ.
Hình như trong giai đoạn đó ở châu Mỹ Latinh không có cuộc đấu
tranh du kích nào khác?
Năm 1948, khi tôi được là nhân chứng sống của cuộc khởi nghĩa diễn
ra ở Bogota, có một số nhóm vũ trang lẻ tẻ hoạt động ở Colombia, nhưng
không phải là theo khái niệm chiến tranh du kích sau này được áp dụng ở
Cuba. Ở châu Mỹ Latinh, có rất nhiều phong trào đã hình thành với rất
nhiều hoạt động vũ trang diễn ra sôi nổi. Ngoài ra còn có cả cuộc Cách
mạng Mêhicô, một nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao cho chúng tôi; và bên
cạnh đó phải nói đến phong trào Sandino anh hùng.
Phong trào Sandino ở Nicaragua, trong những năm 1930 [133].
Vị “Tướng của những con người tự do”... Đó chính là nền tảng lịch sử
cho cuộc đấu tranh của chúng tôi sau này.
Trong thời gian đó, ông có nắm được những hoạt động của
Sandino không?
Ồ, có chứ, rất nhiều là khác. Tồi gần như thuộc lòng những hành
động của Sandino. Ông chỉ có một đội quân nhỏ; sách vở vẫn gọi đó là
“Đội quân nhỏ điên rồ”. Và còn một chuyện nữa, tôi cũng đọc rất nhiều về
Maceo, Gomez và những vị chỉ huy kiên cường khác đã rạng danh trong
những cuộc Chiến tranh giành độc lập cho Cuba.
Ông biết rất nhiều về những cuộc chiến tranh ở Cuba.
Tất nhiên rồi. Những cuộc chiến tranh đó giúp chúng tôi hình thành
nên chiến lược hoàn toàn khác, vì cả Maceo và Maximo Gomez đều có kỵ
binh, một đội quân hết sức cơ động, và họ hầu như hoàn toàn tự do di
chuyển. Hầu hết các trận đánh đều là “tao ngộ chiến” (tức là những trận
đánh xảy ra khi các lực lượng đối đầu tình cờ chạm trán nhau). Trong khi