Hàng chục người từng âm mưu ám sát tôi được thả tự do, được cho
rời khỏi đất nước này, rất nhiều trong số họ vẫn làm việc - chẳng hạn như
làm đại diện du lịch bởi vì nó liên quan đến hành động ám sát của họ - họ
thành lập đại lý đại diện để lên kế hoạch ám sát tôi. Đó là câu chuyện. Họ
nói có bao nhiêu người - 202?
Hai trăm hai muơi ba.
Còn điều này nữa, những người đó đều vi phạm pháp luật - nếu chúng
tôi tất cả những người có liên quan đến Văn phòng lợi ích Mỹ, được Mỹ trả
tiền để thực hiện hành động gây bất đồng, nếu chúng tôi bắt đi tù tất cả
những người vi phạm pháp luật kiểu đó thì con số sẽ không phải là 223 mà
nhiều hơn rất nhiều. Con số đó là minh chứng về sự khoan dung của Cách
mạng. Thực sự không hề nhiều - khi vị giáo hoàng kia đến đây con số còn
nhiều hơn thế.
John Paul II có yêu cầu ông thả tù nhân không?
Có ai đó đã đưa cho ông ấy một danh sách, nhưng thật không may là
danh sách đó lại được lập nên rất tồi vì rất nhiều người trong danh sách đó
đã được thả. Mãi cuối chuyến thăm, ông ấy mói được đưa danh sách đó.
Bởi vì trong kế hoạch chuyến viếng thăm, giáo hoàng không hề nhắc đến
chủ đề này, nhưng rồi đến khi kết thúc chuyến thăm thì ông ấy đưa ra bản
danh sách, một bản danh sách thật khủng khiếp. Bọn người đưa cho chúng
tôi bản danh sách kia không hề cẩn thận chút nào - đôi khi chúng tôi có tên
thật, hoặc tên họ để xác định người trong danh sách mà giáo hoàng yêu cầu.
Nhưng rất nhiều trong số đó đã được thả, thậm chí có cả những người đã di
cư. Giáo hoàng đã được đưa bản danh sách cẩu thả - và ông ấy cũng không
bao giờ nhắc đến chuyện này nữa.
Chúng tôi nói, “Được thôi, chúng tôi sẵn sàng...”. Bộ trưởng ngoại
giao của Vatican nói, “Không, không sao cả, không nhất thiết tất cả phải là
các tù nhân có động cơ chính trị”. Chính chúng tôi gọi bọn họ là bọn phản
cách mạng, nhưng chúng tôi không phủ nhận phản cách mạng là không
hoàn toàn có động cơ chính trị ngay cả khi Jimenez de Asua
[295]
, luật gia
vĩ đại người Tây Ban Nha nói rằng họ không có động cơ chính trị. ông ấy