của ông và đáng buồn rằng, vô tình là nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền
chống Castro, rất nhiều người châu Âu mặc dù phản đối toàn cầu hóa tự do,
đặc biệt là các thanh niên, lại coi ông như một tàn dư của Chiến tranh lạnh,
một nhà lãnh đạo còn sót lại của một giai đoạn lịch sử đã hết thời, một
người không còn đóng góp gì đáng kể cho những cuộc đấu tranh của thế kỷ
21
Ngay cả ngày nay, và ngay cả trong những thành trì của cánh tả trên
thế giới, rất nhiều người phê phán, hoài nghi, hoặc thậm chí thẳng thừng
phản đối chế độ do Castro lãnh đạo tại Havana. Và mặc dù trên khắp châu
Mỹ la tinh Cách mạng Cuba vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng nhiệt thành
cho những phong trào xã hội cánh tả và rất nhiều trí thức, thì tại châu Âu nó
lại là một chủ đề gây tranh cãi. Trong thực tế, ngày càng khó tìm được
người - dù ủng hộ hay phản đối cách mạng Cuba đi nữa - khi được yêu cầu
khái quát về Castro và những năm tháng lãnh đạo của ông, có thể đưa ra
một quan điểm khách quan và đúng đắn nhất.
Trước đó tôi đã xuất bản một cuốn sách ngắn về những cuộc trò
chuyện với Subcomandante (Phó Tư lệnh) Marcos, nhà lãnh tụ lãng mạn và
xuất chúng của lực lượng Zapatista
[3]
ở Mêhicô. Fidel cũng đã đọc cuốn
sách này và nhận xét rằng nó khá thú vị. Tôi đề xuất rằng ông và tôi cũng
làm một việc tương tự, nhưng với quy mô lớn hơn. Ông chưa bao giờ viết
hồi ký, và gần như chắc chắn ông sẽ không bao giờ viết, vì thiếu thời gian.
Do vậy, đề xuất của tôi sẽ là một kiểu hồi ký phỏng vấn, mặc dù có hình
thức là một cuộc trò chuyện; đó sẽ là di chúc chính trị của Fidel Castro, một
bản tổng kết bằng lời của chính Fidel Castro về cuộc đời ông ở tuổi tám
mươi và sau hơn nửa thế kỷ kể từ cuộc tấn công vào trại lính Moncada ở
Santiago de Cuba năm 1953 - thời điểm mà nhiều người coi là dấu mốc
đánh dấu sự xuất hiện trước công chúng của Fidel.
Rất hiếm người có vinh dự được đi vào những trang lịch sử và huyền
thoại ngay từ khi còn sống. Fidel là một người như vậy. Ông là “vĩ nhân”
cuối cùng trên chính trường quốc tế. Ông thuộc về thế hệ của những lãnh tụ
vĩ đại - Nelson Mandela, Hồ Chí Minh, Patrice Lumumba, Amílcar Cabral,