ngày nay lại là một trong những nước nghèo nhất châu lục với dân số
khoảng 9 triệu người sống trên các vùng lãnh thổ miền núi của đất nước
rộng hơn 1 triệu km
2
này.
Đó là bối cảnh chung, và trong bối cảnh chung đó, Evo Morales
hướng tới tương lai, ông ấy đại diện cho niềm hy vọng của đại bộ phận dân
chúng, ông ấy là hiện thân cho mong muốn xoá bỏ nền chính trị rệu rã đã áp
dụng cho cả châu lục này từ lâu, và quyết tâm của người dân giành được
độc lập thực sự. Chiến thắng của ông ấy là biểu hiện cho thấy bản đồ chính
trị ở châu Mỹ La-tinh đang thay đổi. Những làn gió mới đang bắt đầu thổi
vào châu lục này.
Lúc đầu người ta không chắc chắn Evo Morales sẽ giành chiến thắng
trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12, và đã xuất hiện những lo lắng bởi vì có
thể sẽ có hành động lôi kéo trong quốc hội. Nhưng khi ông ấy giành được
tới 54% số phiếu bầu ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên thì tất cả những
mối lo ngại đó đều tan biến.
Đó là cuộc bầu cử có thể coi là kỳ diệu làm chấn động cả thế giới, cả
nước đế quốc kia và trật tự bất ổn mà Mỹ đã áp đặt lên châu lục này. Nó
chứng tỏ rằng, Washington không còn áp đặt được chế độ độc tài như họ đã
từng làm trong quá khứ - chủ nghĩa đế quốc không còn là công cụ mà nước
Mỹ có thể sử dụng được nữa.
Cuba là nước đầu tiên mà Evo Morales đến thăm; đó là vào ngày
30 tháng 12 năm 2005, ngay sau cuộc bầu cử tổng thống, thậm chí còn
trước cả khi ông ấy nhậm chức vào ngày 22 tháng 1 nám 2006. Ông có
nghĩ rằng chuyến thăm đó đã gây rắc rối cho ông ấy với Washington
không?
Chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị của chúng tôi với Evo Morales,
vị tổng thống được bầu chọn của Bolivia diễn ra trong bối cảnh mối quan
hệ sâu sắc và lâu đời, tình anh em đoàn kết giữa nhân dân Cuba và nhân dân
Bolivia. Không ai có thể phản đối được chuyện đó cũng không ai có thể
phản đối những hiệp định mà chúng tôi ký kết
[371]
. Đó là những hiệp định
vì cuộc sống của con người, vì tính nhân văn chứ không phải là tội ác.