CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 942

công. Ngày 3 tháng 5, những người biểu tình gặp nhau ở một nhà máy của
Công ty cơ khí McCormick ở Chicago, nơi xảy ra ẩu đả và cảnh sát
Chicago giết chết 2 người biểu tình đồng thời làm bị thương một số người
khác. Hành động này khiến những người chủ trương vô chính phủ kêu gọi
một cuộc biểu tình rộng khắp vào ngày hôm sau ở quảng trường
Haymarket, Chigaco; những người chủ trương vô chính phủ buộc tội cảnh
sát phục vụ “các doanh nghiệp lớn” và giết người để hăm dọa phong trào
biểu tình. Cuộc tuần hành ở quảng trường Haymarket diễn ra khá trật tự cho
đến khi trời gần tối khi cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông những người
biểu tình. Có người nào đó - sau này cũng không biết chính xác là ai - đã
ném một quả bom (cướp đi mạng sống của 8 cảnh sát trong mấy ngày sau
đó) và phía cảnh sát bắt đầu xả súng không thương tiéc vào đám đông biếu
tình giết chết 11 ngườ và làm bị thương rất nhiều người khác. (Người dân
sợ phải đi bệnh viện vì sẽ bị chính quyền trả đũa). Cuối cùng, 8 người chủ
trương vô chính phủ bị bắt và buộc tội; tất cả đều bị buộc tội kích động gây
rối. Người ta không tìm thấy chứng cớ nào liên quan đến hành động ném
bom kia.

[124]

Ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (FTAA)

được đưa ra ngày 1 tháng 6 năm 1990 bởi Tổng Thổng Mỹ khi đó là George
Bush (cha) và đã được những người kế nhiệm của ông ủng hộ và bảo vệ là
Bill Clinton và George W. Bush. Mục đích của nó là nhằm hội nhập tất cả
các nước thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê - ngoại trừ Cuba
- vào một khu vực tự do thương mại gồm hơn 800 triệu dân. FTAA là sự
mở rộng của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn chỉ bao
gồm Mỹ, Canada và Mêhicô và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994
trên toàn bộ khu vực nửa bán cầu này. Sự phản đối mạnh mẽ của châu Mỹ
La-tinh với FTAA vốn được coi là để củng cố vai trò thống trị về kinh tế
của Mỹ ở khu vực nửa tây bán cầu này và là cú đấm chết người vào nền
kinh tế của các nước châu Mỹ La-tinh, do vậy, cho đến bây giờ Hiệp định
này vẫn chưa được ký thông qua và điều đó cũng thể hiện sự thất bại ở tầm
chiến lược của chính phủ Mỹ. Dấu hiệu thụt lùi gần đây nhất của Hiệp định

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.