không còn tự nhận được là mình đem lại cho các dân tộc khác mầu da những
quan niệm cao siêu của đời sống nữa.
Năm 1930, Cam-Địa đã thực hiện được cùng một lúc hai điều lớn lao :
ông đã tỏ cho người Anh biết rằng họ đang tàn nhẫn bóc lột người Ấn, và
ông đã tỏ cho người Ấn biết rằng, nếu họ muốn, họ có thể dễ dàng ngẩng cổ,
vươn lưng mà rũ bỏ chiếc gông đang đè nặng trên vai họ.
Người Anh dùng gậy bịt sắt và báng súng mà bỏ vào đầu, thúc bụng
người Ấn, song người Ấn không lùi. Họ để cho mà đánh, không kháng cự
cũng không thèm van lạy. Đánh chán là phải chịu khoanh tay mặc cho họ
muốn làm chi thì làm. Chỉ điều ấy cũng đủ làm cho người Anh bó tay, và
người Ấn trở nên mạnh mẽ, vô-địch trên đất nước họ.
Bấy giờ tin Cam-Địa bắt đã lan khắp Ấn như một làn thuốc súng bén
dưới que diêm. Loạn khắp nơi. Dân chúng nhất định không chịu đóng thuế.
Nguồn lợi của thuộc địa sút kém một cách đáng lo ngại. Thị trấn kỹ nghệ
Cholapour cạnh tỉnh Bombay tước súng của Cảnh binh và tuyên bố Độc
Lập. Ở Péchouar, cảnh binh đành phải nhượng tỉnh cho một tổ-chức tôn giáo
« Đảng áo đỏ » một chi nhánh của phong trào kháng chiến tiêu cực. Mãi 3
hôm sau, quân đội đến mới lấy lại được thành phố. Nhưng một đội lính bản
xứ trong quân đội ngũ Anh lại làm reo nhất quyết không chịu bắn vào dân
Hồi.
Các nhà đương cục Anh biết rằng nếu không tha Cam-Địa thì phong
trào người Ấn không biết sẽ phát triển tới đâu. Họ bèn nhờ phóng viên báo
Daily Herald vào ngục làm trung gian hỏi dò những yêu sách của Cam-Địa.
Ông nói những điều kiện của một cuộc hội thảo luận giữa ông và người
Anh. Ông đòi trước hết người Anh phải cho ông được gặp những lãnh tụ
Quốc-Hội đã bị giam để trao đổi ý kiến. Sau hai ngày thảo luận với Matilal
và Yaouaharla Nehru cùng Sayed Mahmoud và bà Naidou cùng Vallabhbhai
Patel, Cam-Địa tuyên bố rằng quan điểm của ông cùng quan điểm của
chính-phủ Anh khác xa nhau, vậy không thể thảo luận được. Phải chờ đến
khi Thủ-Tướng Anh là Ramsay Mac Donald công nhận nguyên tắc thuận
cho các đại biểu Đảng Quốc-Hội dự Hội-nghị Bàn tròn lần thứ hai tới ông