để thuyết phục được bà vợ ? Ông hỏi bà rằng liệu một thiếu phụ con nhà
dòng dõi như bà có thể vì điều bất hoà ấy mà rỗi chồng trở về sống với bố
mẹ đẻ không ? Bà đuối lý không thể trả lời được. Vả chăng bây giờ bà
không còn giám cãi ông như ngày xưa. Ông đã được suy tôn làm Thánh rồi
kia mà. Cho nên bà hậm-hực nhưng không giám tỏ ra, đành nhịn không dám
nói gì về cái gia-đình tiện dân ông đón về nữa.
Ít lâu sau, Cam-Địa báo cho mọi người biết là ông đã nhận con bé
Lakchmi (con người tiện dân) làm con nuôi. Như thế bà Kastourbai thành ra
mẹ một đứa trẻ dòng giống tiện dân vậy. Ông thường nói :
« Tôi không muốn sau khi chết, lại tái sinh làm kiếp khác. Song nếu có
phải đầu thai lần nữa, thì tôi ước mong được sinh vào kiếp tiện dân, để được
cùng những kẻ khốn khổ ấy chia sẻ nỗi vui buồn, ngõ hầu làm dịu bớt được
phần nào cái số phận nặng nề mà thành kiến xã-hội bất công đã dành cho
họ, và gắng công tranh-đấu để giải-phóng họ ra khỏi nơi tối-tăm u-ám ».
Người Ấn ở các giai-cấp trên nói đến chữ tiện dân với một niềm khinh-
bỉ vô hạn. Cam-Địa cũng lại tự mình nêu gương trước. Để gọi những kẻ tiện
dân, ông dùng một danh từ thân mến là « những người con yêu của Thượng-
Đế ». Tờ tuần báo ông xuất bản, ông cũng đặt tên « con yêu của Thượng-
Đế ». Lâu dần, dân chúng bắt chước ông mà gọi những kẻ trước kia họ
khinh bỉ bằng danh-từ luyến-ái ấy.
Nhưng đa số những người quá mang sâu thành kiến phân chia giai-cấp
đã hết sức phản-đối tấm lòng nhân-ái của ông đối với những kẻ khốn cùng.
Ông đã gặp ở họ những địch thủ gay gắt nhất trên trường tranh-đấu chính-trị
về sau. Song hầu hết quảng đại quần chúng, không ai là không luyến-ái con
người mà họ tôn sùng như bậc Thánh. Họ đòi ông phải ban phúc cho họ. Họ
ngăn đón giữ ông lại để hôn chân ông. Có kẻ nằm rạp xuống đất để cung
kính đặt môi lên vết chân để lại trên làn bụi. Họ không còn phẫn-nộ về việc
ông đem một gia-đình tiện dân về cung dưỡng nữa. Họ coi con bé Lakchmi
như con đẻ ông. Thoạt tiên, đến hầu ông, sau khi về, họ còn làm lễ tẩy uế
thân thể, vì sợ bị nhây nhớp bởi sự lân cận với cái gia-đình tiện dân ông nuôi
bên cạnh. Về sau, quen dần, họ bỏ cái tục-lệ kỳ quái ấy đi. Và hàng chục