CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA GANDHI - Trang 72

« Tất cả những công chuyện tôi làm ở Champaran chẳng có chi là lạ.

Tôi đã bảo mãi rằng người Anh không thể nào ra lệnh, mà bắt được người
Ấn ở trên đất Ấn phải tuân theo ».

Vụ Champaran còn cho ta thấy đường lối tranh-đấu của Cam-Địa đặc-

biệt ở chỗ thiết-thực. Ông diễn-thuyết đấy, viết báo, in sách đấy, song mỗi
bận tranh-đấu là ông phải thân đứng ngay vào hàng ngũ và số phận của
những người ông định bênh-vực. Ông sống đời sống thường ngày của họ.
Ông truyền hơi nóng của lòng tin tưởng, óc lạc-quan, chí phấn-đấu của ông
cho những trái tim đã khô héo và giá lạnh vì đau khổ dạn-dầy ; và với một
lòng kiên-nhẫn vững bền hơn bàn thạch, ông chờ đợi cho đến một ngày kia,
sự sống hiện tại làm cho những tâm hồn đã chết từ lâu, bỗng nhiên rung
động hồi-sinh, thoạt tiên còn e-ấp như cánh bướm run rẩy trước gió xuân, rồi
bừng nở đón rước cuộc đời mới, như một mầm non tràn-trề nhựa sống.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà ông bỏ lãng phương diện tinh-thần của

công cuộc tranh-đấu. Chúng ta đã thấy trong vụ Champaran ông không chú
ý đến số tiền bồi thường, chỉ quan tâm đến ảnh-hưởng của sự đắc thắng
trong công cuộc tái-tạo lại bản-ngã người dân quê Ấn-độ. Họ yếu. Ông
muốn làm họ khỏe. Họ rụt-rè e-sợ. Ông muốn làm cho họ trở nên những
người mới, mạnh dạn, tự do, đầy lòng tự-tin, những người đủ sức mạnh tinh-
thần để tự kiềm-chế nổi những bản-ngã yếu mềm của xác thịt, ngõ hầu vượt
được những trở ngại lớn lao đó, mà mạnh tiến trên con đường giải-phóng và
xây-dựng quốc-gia. Tóm lại, quan-niệm giải-phóng của Cam-Địa xây trên
một căn-bản trái ngược hẳn những quan-điểm thông thường của con người
luận-lý. Độc-lập là gì ? Ai chẳng trả lời là người bản quốc, chứ không phải
người ngoại quốc, lãnh trách-nhiệm dìu-dắt dân chúng nước mình. Bởi thế,
kết-luận hợp lý nhất là muốn độc-lập phải đánh đuổi kẻ ngoại xâm đang
ngự-trị ở chỗ đáng lẽ phải dành cho người bản-quốc. Lầm to. Cam-Địa nói :
Lý-luận thế là bỏ quên điểm chính, mà chỉ nói đến điểm phụ. Dựa vào quốc
tính người cầm quyền, mà giải nghĩa hai chữ độc-lập, là nhầm sự độc-lập
với hình-thức của sự độc-lập. Mà đứng về phương-diện hình-thức nữa, chưa
chắc lời giải đó đã đúng. Ở một nước độc tài chẳng hạn liệu có sự độc-lập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.